Hà Nội chính thức siết chặt hàng rong

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình vừa ký Quyết định số 02/2008/QĐ-UB ban hành Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn TP. Theo đó, hàng rong chỉ được bán theo thời gian quy định và ở những khu vực cho phép.

Người bán hàng rong bị cấm kinh doanh ở các khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác; khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; cảng hàng không, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển; trường học, bệnh viện; khu vực tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường, phần vỉa hè đường bộ, ngõ hẻm được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động mua bán hàng rong.

Quyết định cũng nghiêm cấm người bán hàng rong chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá và trưng bày hàng hoá ở bất kỳ địa điểm nào trên đường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ quan chung.

Không được đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lời nói hoặc cử chỉ thô tục, thiếu lịch sự với khách, lợi dụng hoạt động bán hàng rong để xin ăn.

Nghiêm cấm tụ tập đông người hoặc dùng loa phóng thanh, chiêng, chống, còi, kèn và các phương tiện tăng âm khác cổ động, quảng cáo cho hoạt động kinh doanh lưu động mà chưa được phép của các cơ quan chức năng.

Không được nấu ăn, ngủ, nghỉ ở hè phố, lòng đường dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, hầm đường bộ, gầm cầu; lối đi, chiếu nghỉ cầu thang nhà chung cư; nhà chờ xe buýt; nơi hoạt động văn hoá, giải trí, vui chơi công cộng làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan thành phố và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP...

Người bán hàng rong phải có trách nhiệm đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hoá ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, người bán hàng rong phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ này. 

Người bán hàng rong phải khai báo với UBND phường, xã, thị trấn nơi tạm trú theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước địa phương.

Người bán hàng rong có hành vi vi phạm các quy định tại Quy định này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Sẽ lắp đặt biển báo cấm hàng rong

Quyết định 02 cũng nêu rõ, các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức quy hoạch và cho phép người bán hàng rong sử dụng tạm thời các khu vực, tuyến đường, phần vỉa hè đường bộ, ngõ hẻm trên địa bàn để thực hiện các hoạt động thương mại nhưng không làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, trình UBND Thành phố phê duyệt.

Các sở GTCC, Công an, Thương mại phối hợp với UBND các quận, huyện lắp đặt biển báo quy định về thời gian được phép hoạt động bán hàng rong và biển cấm người bán hàng rong hoạt động thương mại tại các khu vực tuyến đường, địa điểm theo quy định.

Chỉ đạo các lực lượng thuộc ngành giải toả các tụ điểm buôn bán hàng rong sai quy định, gây ô nhiễm môi trường, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, những nơi công cộng, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.

Sở Y tế là đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo lực lượng thuộc sở phối hợp với UBND các quận, huyện hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định của ngành đối với hoạt động bán hàng rong; xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định hiện hành.

UBND các phường, xã, thị trấn có sổ theo dõi người bán hàng rong trên địa bàn quản lý (bao gồm người bán hàng rong cư trú trên địa bàn và người bán hàng rong ở nơi khác thường xuyên đến địa bàn quản lý hoạt động thương mại) và tình hình hoạt động, chấp hành quy định của đối tượng này.

Thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép người bán hàng rong thực hiện các hoạt động thương mại thông qua các phương tiện như Đài phát thanh phường, xã, thị trấn.

Triển khai thực hiện các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thức quản lý phù hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường cho phép người bán hàng rong thực hiện các hoạt động thương mại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

(Theo VTCNews)

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Đây là nội dung đáng chú ý tại Quyết định 1075/QĐ-BTNMT ngày 22/4/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 109/2023/QH15 về việc tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.

Hà Nội bãi bỏ quy định cấm 85% xe du lịch vào nội thành

Hà Nội bãi bỏ quy định cấm 85% xe du lịch vào nội thành

Hà Nội bãi bỏ quy định cấm 85% xe du lịch vào nội thành

Ông Trần Hữu Bình, Giám đốc Sở du lịch Hà Nội, vừa cho VnExpress biết, lãnh đạo UBND thành phố đã thống nhất quan điểm bãi bỏ quy định cấm 85% xe du lịch vào nội đô vào ban ngày. Trước đó, ngày 27/12/2007, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đã ký Công văn đề cập việc xây dựng quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố. Công văn này nhấn mạnh: “Riêng đối với các loại xe chở khách du lịch vẫn được hoạt động bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố”...

Kinh doanh đường sắt buộc phải có chứng chỉ an toàn

Kinh doanh đường sắt buộc phải có chứng chỉ an toàn

Kinh doanh đường sắt buộc phải có chứng chỉ an toàn

Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn. Theo đó, các DN kinh doanh vận tải đường sắt và DN kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có chứng chỉ an toàn. Chứng chỉ an toàn có thời hạn là 5 năm. DN sẽ bị thu hồi vĩnh viễn chứng chỉ an toàn khi DN bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt hoặc cấp có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh đường sắt của DN.

Sẽ phải hủy bỏ quy định xin cấp phép xây dựng phải có sổ đỏ

Sẽ phải hủy bỏ quy định xin cấp phép xây dựng phải có sổ đỏ

Sẽ phải hủy bỏ quy định xin cấp phép xây dựng phải có sổ đỏ

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa chính thức có Công văn số 168/KTrVB gửi Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đề nghị xem xét, hủy bỏ Quyết định số 79/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội quy định, từ 1/1/2008, người dân bắt buộc phải có "sổ đỏ" khi xin cấp phép xây dựng. Bởi theo quy định của pháp luật, người dân chỉ cần 1 trong 11 loại giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất là được phép xây dựng...

Quốc hội ban hành 7 Luật mới

Quốc hội ban hành 7 Luật mới

Quốc hội ban hành 7 Luật mới

Ngày 21/11/2007, Quốc hội đã thông qua 7 Luật, bao gồm: Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12; Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12; Luật tương trợ tư pháp số 08/2007/QH12 của Quốc hội; Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH10; Luật đặc xá số 07/2007/QH12 của Quốc hội; Luật hóa chất số 06/2007/QH12 của Quốc hội; Luật chất lượng, sản phẩm hàng hoá số 05/2007/QH12 của Quốc hội. 7 Luật này đã được Chủ tịch nước công bố ngày 05/12/2007.