Tội hiếp dâm bị phạt thế nào? Khác gì cưỡng dâm?

Trong những năm qua, tệ nạn hiếp dâm, cưỡng dâm có dấu hiệu ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật. Cùng tìm hiểu về mức phạt đối với Tội hiếp dâm qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Tội hiếp dâm quy định thế nào? Các yếu tố cấu thành tội hiếp dâm

Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 (được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2017), hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc dùng các thủ đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.

Các yếu tố cấu thành tội hiếp dâm:

Về mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình là sai và trái ý muốn của nạn nhân nhưng vẫn thực hiện, để thỏa mãn ham muốn của bản thân.

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội hiếp dâm được thể hiện qua các hành vi sau đây:

  • Có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhằm uy hiếp, vô hiệu hóa khả năng chống cự của nạn nhân để giao cấu với nạn nhân;

  • Có hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác để giao cấu với lại nhân trái ý muốn;

  • Có hành vi dùng thủ đoạn khác để giao cấu với nạn nhân;

  • Có hành vi quan hệ tình dục khác.

Về mặt chủ thể: Người phạm tội có thể là bất kỳ người nào có năng lực hành vi dân sự và năng lực trách nhiệm hình sự.

Về mặt khách thể: Tội hiếp dâm xâm phạm trực tiếp tới sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

2. Tội hiếp dâm bị phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 (được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2017), người phạm tội Tội hiếp dâm bị phạt như sau:

Cá nhân có hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc dùng các thủ đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì bị phạt tù có thời hạn từ 02 năm - 07 năm.

Mức phạt tội hiếp dâm
Mức phạt Tội hiếp dâm (Ảnh minh họa)

Nếu hành vi phạm tội thuộc rơi vào các trường hợp dưới đây thì bị phạt tù từ 07 năm - 15 năm:

  • Có tổ chức;

  • Nạn nhân là người mà người phạm tội có nghĩa vụ phải chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

  • Nhiều người hiếp dâm một nạn nhân;

  • Phạm tội 02 lần trở lên;

  • Phạm tội đối với 02 nạn nhân trở lên;

  • Có tính chất loạn luân;

  • Làm nạn nhân có thai;

  • Gây ra thương tích, tổn hại đến sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân tỷ lệ từ 31% - 60%;

  • Tái phạm nguy hiểm.

Nếu hành vi phạm tội thuộc rơi vào các trường hợp dưới đây thì bị phạt tù từ 12 năm - 20 năm hoặc phạt tù chung thân:

  • Gây ra thương tích, tổn hại đến sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân tỷ lệ từ 61% trở lên;

  • Biết mình bị HIV mà vẫn phạm tội;

  • Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

Nếu thực hiện hành vi phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi - dưới 18 tuổi thì bị phạt tù từ 05 năm - 10 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định thời hạn từ 01 năm - 05 năm.

3. Tội hiếp dâm khác gì Tội cưỡng dâm?  

Hiếp dâm và cưỡng dâm là tội phạm về tình dục được ghi nhận tại Bộ luật Hình sự. Theo đó, đây là hai hành vi phạm tội khác nhau và Bộ luật Hình sự cũng quy định hình phạt đối với hai tội này khác nhau.

Tội hiếp dâm khác tội cưỡng dâm thế nào
Tội hiếp dâm khác tội cưỡng dâm thế nào (Ảnh minh họa)

Có thể phân biệt hai hành vi phạm tội này thông qua một số tiêu chí trong bảng dưới đây:

Tiêu chí so sánh

Tội hiếp dâm

Tội cưỡng dâm

Giống nhau

  • Mặt chủ quan của tội phạm: Hiếp dâm và cưỡng dâm đều được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thấy trước được hành vi là hành vi trái pháp luật nhưng họ đã mong muốn thực hiện được hành vi đó;

  • Chủ thể của hai tội phạm hiếp dâm và cưỡng dâm là bất kỳ cá nhân nào có đủ điều kiện chung về độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự;

  • Khách thể của Tội hiếp dâm và cưỡng dâm đều là quyền con người.

Đặc điểm hành vi phạm tội

Hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc dùng các thủ đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn nạn nhân

Dùng mọi thủ đoạn để làm nạn nhân miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác

Đối tượng nạn nhân

Bất kỳ ai

Người lệ thuộc của người phạm tội hoặc người đang trong tình trạng quẫn bách

Mức phạt

02 năm tù - chung thân

01 năm tù - 18 năm tù

4. Hiếp dâm không thành có phải đi tù không? 

Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phạm tội chưa đạt như sau:

  • Phạm tội chưa đạt là trường hợp mà người phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội nhưng không thực hiện được đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội;

  • Người phạm tội chưa đạt vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Theo quy định trên có thể thấy, hiếp dâm không thành là trường hợp phạm tội chưa đạt của tội hiếp dâm, nếu người phạm tội có hành vi hiếp dâm không thành thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, hành vi hiếp dâm không thành vẫn sẽ bị phạt tù.

Điều 57 Bộ luật Hình sự cũng quy định về hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt. Theo đó:

  • Hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội chưa đạt được quyết định dựa vào quy định của Bộ luật Hình sự cho các tội phạm tương ứng tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác.

  • Nếu quy định được áp dụng có quy định mức hình phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm. Nếu hình phạt được áp dụng là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 3/4 mức phạt mà điều luật cụ thể quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn Tội hiếp dâm bị phạt thế nào? Khác gì cưỡng dâm?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?