Những hành vi nào bị coi là dâm ô trẻ em? bị xử lý thế nào?
Dâm ô trẻ em phạm tội gì?
Luật trẻ em 2016 quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi và các hành vi xâm hại tình dục trẻ em như dâm ô, cưỡng bức,...là một trong những điều cấm.
Trong đó, dâm ô trẻ em là hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, danh dự và nhân phẩm của người khác. Đồng thời, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý của trẻ em.Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, người trên 18 tuổi có hành vi dâm ô trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm về Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi.

Hình phạt của Tội dâm ô người dưới 16 tuổi
Tại Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội dâm ô người dưới 16 tuổi như sau:
“1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.”
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn về hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi như sau:
Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục.
Trong đó, các hành vi dâm ô bao gồm:
- Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
- Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
- Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
- Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
- Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).
Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội dâm ô người dưới 16 tuổi khi thực hiện một trong các hành vi dâm ô trẻ em như trên có thể bị phạt tù đến 12 năm.
Đồng thời, theo khoản 4 Điều 146 Bộ luật Hình sự, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Lưu ý: Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non...);
- Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước...).
(Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 06 năm 2019)
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: Dâm ô trẻ em phạm tội gì? bị xử lý thế nào? Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Video: Vay tiền không trả có bị xử lý hình sự? (13/01/2021 13:44)
- Trộm cây cảnh hoành hành ngày giáp Tết, mức phạt thế nào? (07/01/2021 19:30)
- Lôi kéo người khác sử dụng ma túy bị xử lý thế nào? (01/01/2021 16:00)
- Mượn xe người khác mang đi cầm, phạm tội gì? (29/12/2020 16:00)
- Tố giác tội phạm sai sự thật có bị xử lý về Tội vu khống? (25/12/2020 10:00)
- Tung tin người khác chết trên facebook, có bị phạt? (21/12/2020 16:00)
- Vay tiền không trả có bị đi tù không? Trốn nợ xử lý thế nào? (20/12/2020 12:27)
- Đập phá tài sản của người khác, phạt tù đến 20 năm (17/12/2020 16:00)
- Thế nào là Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản? (09/12/2020 16:30)
- Video: Quan hệ với người dưới 18 tuổi tự nguyện phạm tội gì? (09/12/2020 13:19)
- Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết (20/01/2021 15:00)
- Tù chung thân có phải là đi tù suốt đời? (19/01/2021 16:00)
- Làm người dưới 16 tuổi có bầu, bị phạt thế nào? (13/01/2021 17:50)
- 2 cách chống trộm rất dễ... đi tù! (12/01/2021 16:00)
- Đốt lửa trên vỉa hè để giữ ấm có vi phạm pháp luật? (11/01/2021 09:00)
- Người thuê nhà đánh bạc, chủ trọ có bị phạt? (10/01/2021 13:22)
- Bị lừa đảo qua mạng: Làm thế nào đòi được? (23/11/2020 13:12)
- Lừa đảo qua mạng bao nhiêu tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (19/11/2020 19:30)
- Luật xử phạt kẻ trộm chó như thế nào? (18/11/2020 15:00)
- Mức phạt với Tội làm nhục người khác trên mạng xã hội (16/11/2020 16:36)
- Vô ý làm chết người là như thế nào? xử phạt ra sao? (15/11/2020 12:00)