Nếu không may bị F0: Cần thực hiện ngay 4 việc này

Với tình trạng số ca mắc Covid-19 tăng nhanh như hiện nay, nguy cơ mỗi người trong chúng ta mắc Covid-19 luôn thường trực. Vậy nếu chẳng may bạn bị nhiễm Covid-19 thì cần phải làm gì?


1. Xét nghiệm Covid-19 (nhanh hoặc PCR)

Đây là việc đầu tiên cũng như cần kíp nhất khi có biểu hiện nhiễm Covid-19. Theo Công văn số 11042/BYT-DP, F0 được xác định thông qua việc xét nghiệm với vi rút SARS-CoV-2 như sau:

- Test PCR dương tính với Covid-19.

- Là F1, test nhanh dương tính với Covid-19.

- Là người có biểu hiện nghi mắc Covid-19, có test nhanh dương tính với Covid-19 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

- Là người có kết quả test nhanh dương tính hai lần liên tiếp với Covid-19 (hai lần xét nghiệm cách nhau 08 giờ đồng hồ) và có yếu tố dịch tế (không bao gồm F1).

Theo quy định này, dù là trường hợp nào, nghi mắc, F1 đều phải có kết quả xét nghiệm Covid-19 (dù là test nhanh hay test PCT). Do đó, việc đầu tiên khi nghi nhiễm Covid-19, người dân cần ngay lập tức đi xét nghiệm. Có thể áp dụng xét nghiệm PCR hoặc test nhanh.

F0 can lam gi

2. Khai báo với y tế phường

Khoản 1 Điều 47 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 nêu rõ:

Khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch.

Theo đó, khi mắc Covid-19 hoặc nghi mắc Covid-19, người mắc hoặc người phát hiện phải có nghĩa vụ báo cáo với cơ quan y tế gần nhất trong 24 giờ đồng hồ kể từ khi phát hiện.

Nếu không thực hiện, căn cứ điểm a khoản 3 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người nào bị bệnh mà che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời tình hình nhiễm Covid-19 của mình hoặc người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng.

Không chỉ vậy, nếu người nhiễm Covid-19 không báo với cơ sở y tế có thẩm quyền để xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.

Như vậy, việc khai báo y tế có ý nghĩa rất lớn với F0. Nó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi F0 khi chẳng may bị nhiễm Covid-19.

Tuy nhiên, hiện nay, do tình hình ca mắc Covid-19 tăng nhiều, nhiều người nhiễm Covid-19 không thể liên hệ được với y tế phường. Nếu gặp trường hợp đó, người dân cần hết sức bình tĩnh và có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

- Gọi điện lên đường dây nóng. Nếu không gọi điện được, người dân có thể để lại tin nhắn thông báo. Trong đó, gửi kèm cả video tự mình test Covid-19 và kết quả xét nghiệm dương tính.

- Đến trực tiếp trạm y tế phường để thực hiện khai báo. Khi đi mang theo bút, Chứng minh nhân dân và bộ test nhanh Covid-19.

Ở Hà Nội, người dân có thể liên hệ với các đường dây nóng sau đây:

F0 can lam gi

Xem thêm: F0 không khai báo với Trạm y tế sẽ bị mất 2 khoản tiền này


3. Thực hiện nghiêm các quy định về cách ly tại nhà

Với số ca mắc Covid-19 ngày một tăng hiện nay, nhiều đối tượng F0 đã được điều trị, cách ly tại nhà. Cụ thể, theo hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 261 của Bộ Y tế, những F0 sau đây sẽ được điều trị tại nhà:

- F0 đã được khẳng định bằng test PCT hoặc test nhanh theo quy định, không có triệu chứng hoặc có nhưng nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

- F0 không có dấu hiệu của viêm phổi/thiếu ô xy, nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96%, không thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè...

- F0 không mắc bệnh nền hoặc có nhưng đã điều trị ổn định.

- F0 có khả năng tự chăm sóc bản thân: Tự ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh, liên lạc với nhân viên y tế...

Theo đó, khi F0 cách ly tại nhà thì phải thường xuyên theo dõi sức khoẻ, điều thông tin và Phiếu theo dõi sức khoẻ, không được ra khỏi nhà, luôn thực hiện thông điệp 5K, không dùng chung đồ dùng với người khác trong gia đình, không tiếp xúc với người khác cũng như vật nuôi trong gia đình...

F0 can lam gi


4. Xin giấy nghỉ ốm hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Điều 24, 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động; có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh. Bởi vậy, nếu bị nhiễm Covid-19, F0 xin được giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau (căn cứ Công văn số 1492 của Cục Quản lý khám, chữa bệnh).

Theo đó, sau khi hoàn thành việc cách ly, điều trị tại nhà, F0 liên hệ trung tâm y tế để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: F0 điều trị ở nhà, làm thế nào để được hưởng chế độ ốm đau?

Trên đây là quy định về việc F0 cần gì khi biết mình bị nhiễm Covid-19? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Sau khi khỏi Covid-19, người lao động được nhận khoản tiền này

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.