Kỳ thị người mắc Covid-19, bị phạt thế nào?

Kỳ thị người mắc Covid-19 là một trong những hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý nghiêm. Người vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc nặng nhất là xử lý hình sự với phạt tù đến 05 năm.

Với khả năng lây nhiễm chóng mặt, dịch Covid-19 đã trở thành nỗi ám ảnh đối với tất cả mọi người. Tâm lý lo sợ dịch bệnh khiến nhiều người có phản ứng thái quá đối với những người khác không may mắc Covid-19. Không chỉ xa lánh mà họ còn kỳ thị, tỏ thái độ khó chịu với những người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19.

Việc kỳ thị người mắc Covid-19 có thể biểu hiện qua lời nói bằng cách gièm pha, vu khống, lăng mạ… hay qua cử chỉ, thái độ, hành động, ánh mắt không thiện cảm với người khác.

Điều này làm cho những bệnh nhân Covid-19 vốn đã bị tổn thương vì căn bệnh nguy hiểm, nay còn chịu thêm áp lực tâm lý từ phản ứng tiêu cực của những người xung quanh.

Dưới góc độ pháp lý, kỳ thị, lăng mạ hay xúc phạm người mắc Covid-19 là các hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi cá nhân. Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi kỳ thị người mắc Covid-19 có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt hành chính

Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng.

Trường hợp cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm người mắc Covid-19 trên mạng Internet, mức phạt còn nặng hơn gấp nhiều lần. Căn cứ các quy định tại Điều 99, 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:

- Hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (khoản 1 Điều 101).

- Trang thông tin điện tử đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng (khoản 3 Điều 99).

Lưu ý: Các mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ngoài phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện vi phạm.

khong duoc ky thi nguoi mac covid-19


Truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tù đến 05 năm

Trong trường hợp kỳ thị người mắc Covid-19 một cách nghiêm trọng, đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định trên, nếu bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 05 năm. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm.

Có thể thấy, kỳ thị người mắc Covid-19 là một trong những hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý nghiêm.

Kỳ thị người mắc Covid-19 không ngăn được dịch, thay vào đó hãy tự bảo vệ bản thân với biện pháp sau:

- Không ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Tránh tập trung nơi công cộng có đông người.

- Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác, giữ khoản cách 2m.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn, nhất là sau khi sờ tay các vật dụng, sau khi gặp, nói chuyện với người khác và ngay khi về nhà.

- Không đưa tay lên mắt, mũi miệng, bắt tay khi gặp người khác.

- Khi có việc bắt buộc phải ra đường hoặc đến nơi có nguy cơ lây nhiễm, hạn chế tối đa việc tiếp xúc người, đồ vật. Thay quần áo, vệ sinh giày dép khi về đến nhà. Quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.

- Thường xuyên súc miệng với nước muối, nước súc miệng; giữ ấm ngực, cổ, uống nước ấm.

- Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh.

- Theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế nếu tiếp xúc với người bệnh hoặc có các triệu chứng ho, sốt, khó thở...

Kỳ thị người mắc Covid-19, bị phạt thế nào?
Trên đây là các quy định của pháp luật để xử lý hành vi kỳ thị người mắc Covid-19. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Dùng sả, chanh để xông chống Covid: Hướng dẫn chuẩn từ Bộ Y tế

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?