Dùng sả, chanh để xông chống Covid: Hướng dẫn chuẩn từ Bộ Y tế

Thời gian gần đây, khi số ca nhiễm Covid-19 ngày một tăng, nhiều người dân đã áp dụng phương pháp xông với chanh, sả để phòng, chống Covid-19. Vậy chính xác nên dùng sả, chanh để xông phải thực hiện thế nào?


2 phương pháp xông chanh, sả để phòng, chống Covid-19

Theo hướng dẫn tạm thời việc sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống Covid-19 tại Quyết định số 4539/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã đưa ra các phương pháp xông bằng chanh, sả để phòng, chống Covid-19 như sau:

Xông phòng ở, nơi làm việc bằng việc sử dụng các loại thuốc, tinh dầu như sau:

STT

Phương pháp 01

Phương pháp 02

Nguyên liệu

Sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió...

Tinh dầu hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, hương nhu, bưởi, tràm... được cấp phép

Liều dùng

Tuỳ theo diện tích phòng, có thể dùng một hoặc nhiều loại phối hợp với nhau (mỗi loại 200 - 400g)

Tuỳ vào diện tích phòng mà lấy lượng tinh dầu phù hợp. Ví dụ phòng khoảng 10 - 40 m2 thì lấy khoảng 02 - 04ml tinh dầu

Cách dùng

Cho chanh, sả vào nồi, đổ nước ngập, đậy nắp, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hoà với tinh dầu khuyếch tán ra không gian phòng. Sau đó, tiếp tục đun sôi nhỏ lửa thêm khoảng 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút

Hoà tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút

Tần suất sử dụng

Ngày làm hai lần, sáng và chiều

Ngày xịt từ 02 - 03 lần.

Lưu ý:

- Không xông trực tiếp vào người;

- Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.

Như vậy, bởi tác nhân gây ra bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp trên nên người dân có thể sử dụng một trong hai phương pháp nêu trên để xông phòng nhằm phòng, chống Covid-19.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người đã xông chanh, sả nhiều lần trong ngày cũng như xông không đúng cách khiến có thể gây tổn thương niêm mạc đường thở, dẫn đến mất khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể.

dung sa chanh de xong phong covid-19


Nếu bị F0 thì nên sử dụng thuốc thế nào?

Thực tế, hầu hết các bệnh nhân mắc Covid-19, các triệu chứng sẽ dần biến mất trong khoảng một tuần nhưng không thiếu trường hợp sẽ có diễn biến xấu, trở nặng. Do đó, bên cạnh việc xông chanh, sả và các biện pháp bổ trợ khác, F0 cũng uống thuốc theo kê đơn theo hướng dẫn tại Quyết định số 261/QĐ-BYT như sau:

- Nếu F0 sốt:

+ Người lớn: Sốt trên 38,5oC hoặc đau đầu, đau người nhiều thì uống mỗi lần một viên thuốc hạ sốt (paracetamol 0,5g); nếu không hạ sốt thì có thể uống tiếp sau 4-6 giờ nhưng ngày không được uống quá 04 viên. Ngoài ra, nếu F0 ăn kém hoặc giảm ăn thì có thể uống oresol hoặc dùng oresol thay nước.

+ Trẻ em: Sốt trên 38,5oC thì uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần nhưng ngày không được uống quá 04 lần. Nếu vẫn không hết sốt thì có thể uống lại sau 04 - 06 giờ.

Lưu ý: Nếu sau khi sử dụng thuốc hạ sốt 02 lần mà không thấy đỡ, F0 cần phải thông báo ngay cho cơ sở y tế để được xử trí.

- Nếu F0 ho: F0 dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.

Ngoài ra, nếu điều trị ngoại trú thì sẽ sử dụng danh mục các loại thuốc dưới đây:

dung sa chanh de xong phong covid-19

Trên đây là hướng dẫn chính xác nhất về dùng sả chanh để xông phòng Covid-19 của Bộ Y tế. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Trọn bộ Cẩm nang dành cho F0

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.