F0 điều trị ở nhà, làm thế nào để được hưởng chế độ ốm đau?

Với nguy cơ quá tải điều trị Covid-19 tại các cơ sở y tế, nhiều địa phương đã cho phép F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được điều trị, cách ly tại nhà. Vậy F0 điều trị ở nhà có được hưởng chế độ ốm đau không?


F0 điều trị tại nhà có được chế độ ốm đau?

Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, khi bản thân gặp vấn đề về sức khỏe, người lao động tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc.

- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo đó, nếu không may bị lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, người lao động đang đóng BHXH là F0 điều trị tại nhà cũng có cơ hội được hưởng chế độ ốm đau nếu có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

Căn cứ Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, người lao động là F0 muốn hưởng chế độ ốm đau phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu quy định.

che do om dau cho F0 dieu tri o nha

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH có thời hạn tối đa là 30 ngày, nếu người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ, người bệnh phải tiến hành tái khám để được xem xét.

Theo Công văn hướng dẫn của Sở Y tế các địa phương, điển hình là Công văn 9000/SYT-NVY của Sở Y tế TP.HCM, cơ sở có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà bao gồm:

- Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh; trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 tại nhà.

- Trường hợp trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà: Bác sĩ được phân công trực tiếp chăm sóc F0 ký xác nhận vào vị trí "người hành nghề KB, CB", đơn vị chủ quản là trung tâm y tế cấp huyện chịu trách nhiệm ký đóng dấu vào giấy chứng nhận hoặc ủy quyền bằng văn bản cho trạm y tế phường, xã, thị trấn ký đóng dấu vào giấy này.

che do om dau cho F0 dieu tri o nha anh 1


Thủ tục hưởng chế độ ốm đau với F0 điều trị tại nhà

Để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động là F0 cần thực hiện thủ tục như sau:

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Sau khi hoàn thành cách ly, điều trị tại nhà, người lao động là F0 cần liên hệ trung tâm y tế, trạm y tế chăm sóc, quản lý để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Nếu được cấp không đúng mẫu quy định, người lao động được đề nghị cơ sở y tế cấp lại.

Bước 2: Nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho doanh nghiệp.

Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, người lao động phải nộp cho doanh nghiệp bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Thời hạn nộp: Trong 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Nếu nộp muộn khiến doanh nghiệp chậm nộp cho cơ quan BHXH, phải giải trình lý do bằng văn bản.

Sau khi nhận hồ sơ từ người lao động, doanh nghiệp sẽ lập thêm Mẫu số 01B-HSB và gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH trong 10 ngày làm việc.

Bước 3: Nhận tiền trợ cấp ốm đau từ cơ quan BHXH.

Thời hạn giải quyết trả trợ cấp cho người lao động là tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.

Số tiền trợ cấp được tính theo công thức như sau:

Mức hưởng

=

75%

x

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

:

24

x

Số ngày nghỉ

Căn cứ: Điều 28 Luật BHXH năm 2014.

Trên đây là thông tin về chế độ ốm đau cho F0 điều trị ở nhà. Nếu còn thắc mắc về tiền chế độ và thủ tục hưởng, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

>> Chế độ ốm đau: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?