Quy trình thành lập công ty hợp danh: Trình tự, hồ sơ thế nào?

Để đi vào hoạt động chính thống thì công ty hợp danh cũng phải trải qua quy trình thành lập. Chúng ta cùng tìm hiểu các bước thành lập công ty hợp danh.

1. Công ty hợp danh là gì? Điều kiện thành lập thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty hợp danh là công ty có các đặc điểm sau đây:

- Gồm thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ công ty (ít nhất 02 người là chủ sở hữu chung, cùng kinh doanh dưới 01 tên chung) và thành viên góp vốn (có thể có) chịu khoản nợ trong phạm vi vốn đã cam kết góp.

- Co tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Xem chi tiết: Những đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh

1.1 Đối tượng có quyền thành lập công ty hợp danh là ai?

Theo phân tích ở trên, công ty hợp danh sẽ có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Trong đó, thành viên hợp danh là thành viên bắt buộc phải có của công ty hợp danh (phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung công ty).

Do đó, có thể xem người có quyền thành lập công ty hợp danh là thành viên hợp danh. Các đối tượng này là người đại diện theo pháp luật của công ty, phân công nhau thực hiện nhiệm vụ quản lý và kiểm soát công ty; được nhân danh công ty tiến hành kinh doanh ngành, nghề của công ty, ký hợp đồng…

(căn cứ Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020)

1.2 Nơi đăng ký kinh doanh công ty hợp danh ở đâu?

Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, trụ sở đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh phải đáp ứng yêu cầu nêu tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020:

- Đặt trên lãnh thổ Việt Nam.

- Là địa chỉ liên hệ của công ty hợp danh.

- Được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.

- Có số điện thoại liên hệ, số fax và thư điện tử (nếu có).

1.3 Tên công ty hợp danh phải đáp ứng điều kiện gì?

Tên công ty hợp danh phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

- Viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

- Tên chi nhánh phải gồm cụm từ “chi nhánh”, văn phòng đại diện phải gồm cụm từ “Văn phòng đại diện”…

- Tên không được trùng (tên tiếng Việt viết giống hoàn toàn tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký).

- Tên không được gây nhầm lẫn (đọc giống; viết tắt trùng…).

thanh lap cong ty hop danh


2. Thủ tục thành lập công ty hợp danh thực hiện thế nào?

Để thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh, cá nhân, tổ chức phải làm theo trình tự sau đây:

2.1 Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Để thành lập công ty hợp danh cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Theo Điều 20 Luật Doanh nghiệp hiện hành, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Điều lệ công ty;

Danh sách thành viên;

- Bản sao Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp pháp khác của các thành viên;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có nhà đầu tư nước ngoài.

Xem thêm: Thành lập công ty cần những gì?

2.2 Nộp hồ sơ như thế nào?

Khi muốn thành lập công ty hợp danh, cá nhân có thể nộp hồ sơ theo một trong ba cách là nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp qua bưu điện đến địa chỉ trên hoặc nộp online qua qua mạng điện tử.

Trong đó, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy và hồ sơ phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định.

- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

- Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Xem chi tiết: Thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng 

2.3 Thời gian giải quyết thủ tục thành lập công ty hợp danh

Theo khoản 5 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp không thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh doanh nghiệp có thể đăng ký và nộp phí để nhận qua đường bưu điện.

2.4 Chi phí thành lập công ty hợp danh là bao nhiêu?

Căn cứ biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm Thông tư 47 năm 2019, lệ phí đăng ký thành lập công ty hợp danh là 50.000 đồng/lần và phí công bố là 100.000 đồng/lần.

3. Sau khi thành lập công ty hợp danh, cần phải làm gì?

3.1 Có phải công bố thông tin sau khi thành lập không?

Theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty này sẽ tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp gồm ngành, nghề kinh doanh trong quá trình đăng ký kinh doanh mà không tách riêng ra thành một thủ tục riêng như quy định trước đây.

3.2 Khắc dấu công ty hợp danh thế nào?

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp, công ty hợp danh sẽ thực hiện khắc dấu hoặc sử dụng chữ ký số để thay cho con dấu dùng trong các giao dịch. Việc quyết định loại dấu, số lượng, hình thức, nội dung con dấu sẽ do các công ty tự quyết định.

Trên đây là quy trình thành lập công ty hợp danh. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

Từ nay, dùng Căn cước gắn chip thay cho Giấy phép lái xe, có đúng không?

Từ nay, dùng Căn cước gắn chip thay cho Giấy phép lái xe, có đúng không?

Từ nay, dùng Căn cước gắn chip thay cho Giấy phép lái xe, có đúng không?

Hiện nay, công an các địa phương đang kêu gọi người dân có thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip đến trụ sở để đăng ký tài khoản định danh điện tử và tích hợp thông tin bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe,… Vậy khi đã tích hợp thông tin, người dân có được dùng CCCD gắn chíp thay cho Giấy phép lái xe không?