Chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty đầy đủ, chi tiết từ A - Z

Bạn đang tìm một đơn vị thực hiện dịch vụ thành lập công ty trọn gói, nhanh gọn, giá rẻ. Bạn đang bế tắc vì có quá nhiều thông tin tràn lan trên mạng. Bạn đang muốn biết thủ tục, quy trình thực hiện như thế nào? Kế toán Việt Mỹ, đơn vị thực hiện dịch vụ doanh nghiệp uy tín số 1 hiện nay sẽ giải đáp và gỡ rối những khó khăn cho bạn qua bài viết sau đây.


Một số các vấn đề cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp


Về tên doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp dự kiến đặt khi thành lập không được trùng với doanh nghiệp khác hay gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký thành lập trước đó.

Tên doanh nghiệp khi thành lập có thể đặt bằng tiếng Việt hoặc bằng một ngôn ngữ khác có cấu thành bằng các ký tự từ A đến Z trong bảng chữ cái Latin.

Về trụ sở của doanh nghiệp

Vào năm 2014, Quốc hội đã thông qua và Luật nhà ở đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Do đó, một trong những điều cấm của luật này được quy định tại Điều 6 là sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải là để ở. Như vậy theo quy định này thì Doanh nghiệp khi thành lập không được đặt trụ sở chính của mình tại nhà chung cư, trừ trường hợp chung cư làm trụ sở có phần diện tích dành cho mục đích thương mại theo quy định.

Về lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp trọn gói

Hiện nay pháp luật có quy định các doanh nghiệp được phép kinh doanh những mặt hàng và ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi thành lập doanh nghiệp trọn gói và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Khi đăng ký hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp không cần chứng minh điều kiện kinh doanh.

Về vốn khi thành lập doanh nghiệp trọn gói

Doanh nghiệp khi tiến hành thành lập phải tự kê khai trung thực số vốn dự kiến đầu tư mà không cần thực hiện việc chứng minh. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các thành viên và cổ đông tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp phải góp vốn trong vòng 90 ngày sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vốn điều lệ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài như sau:

Các tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp trọn gói trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/01 năm.

Đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư kinh doanh từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/01 năm.

kinh nghiem thanh lap cong ty day du
Chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty đầy đủ, chi tiết từ A - Z (Ảnh minh họa)


Quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp trọn gói 2021

Quá trình thành lập doanh nghiệp trọn gói hiện nay được thực hiện với các bước cơ bản sau:

Bước 1: Quý khách hàng đăng ký lựa chọn loại hình doanh nghiệp thành lập

Khi có nhu cầu cần thành lập công ty tại Hà Nội hay bất kì tỉnh thành nào trên toàn quốc, quý khách hàng cần phải cân nhắc để lựa chọn cho mình một mô hình doanh nghiệp phù hợp với khả năng của mình.

Doanh nghiệp đa phần thường dựa vào số lượng thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty. Nếu với số lượng thành viên là một người thì quý khách hàng có thể chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH 1 thành viên, từ đó cân nhắc kỹ lựa chọn loại hình doanh nghiệp để đăng ký thành lập doanh nghiệp trọn gói với chúng tôi.

Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu làm hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Khi đã lựa chọn được loại hình doanh nghiệp để thành lập, bạn cần xác định việc đặt tên của công ty, nơi đặt trụ sở chính của công ty, vốn điều lệ của công ty, các ngành nghề kinh doanh. Sau đó cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  2. Bản sao chứng thực cá nhân như: CMND, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông.
  3. Bản dự thảo các điều lệ của công ty phù hợp với mô hình doanh nghiệp của bạn.
  4. Sau đó nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính thức.
  5. Thời gian hoàn thành quy trình thành lập doanh nghiệp: từ 03 đến 05 ngày.

Bước 3: Làm thủ tục khắc con dấu cho doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp của quý khách đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế, công ty sẽ phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp có liên quan, bằng việc khắc dấu tại các cơ sở đủ điều kiện hoạt động kinh doanh khắc dấu.
Thời gian thực hiện khắc con dấu cho doanh nghiệp: 01 ngày làm việc.

Bước 4: Công bố mẫu dấu cho doanh nghiệp mới thành lập

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ban đầu, doanh nghiệp của bạn lúc này đã có con dấu, để con dấu có hiệu lực và được đem sử dụng sau đó doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục về công bố mẫu dấu cho công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Thời gian thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu cho doanh nghiệp là: 01 ngày làm việc.

Trong khoảng 03 ngày kể từ ngày công bố mẫu dấu, mẫu dấu của công ty sẽ được hiển thị trong phần thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia khi đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Công bố thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tiếp theo cần tiến hành là nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên kênh của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hiện hành. Trong đó nội dung công bố bao gồm các nội dung có ở trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và một số các thông tin cần thiết như sau:

  1. Về các ngành, nghề kinh doanh của công ty khi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  2. Bản danh sách cổ đông sáng lập công ty và các cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài áp dụng đối với mô hình công ty cổ phần.

Thời hạn tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp trọn gói là: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp của quý khách được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần phải thực hiện trình tự công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Mặc dù các doanh nghiệp hiện nay được thành lập bởi các quy trình, thủ tục đã được quy định sẵn nhưng bên cạnh đó khi chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi thành lập, doanh nghiệp cần phải lựa chọn một cách kỹ lưỡng các giấy tờ làm hồ sơ đăng ký thành lập. Bên cạnh đó việc chọn ngành nghề kinh doanh cũng là một trong những vấn đề hết sức quan trọng.

Để được tư vấn một cách tốt nhất và tiết kiệm tối đa thời gian và công sức thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp trọn gói, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo Hotline: 0981 345 339 chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Việc đặt tên cho công ty có vẻ khá đơn giản nhưng lại có thể gặp rắc rối nếu cá nhân, tổ chức không tham khảo kỹ. Tên công ty có thể đặt trùng với nhãn hiệu được không? Bởi lẽ tên công ty không phải đối tượng sở hữu công nghiệp giống như nhãn hiệu.

Có phải cập nhật mã ngành, nghề mới khi thay đổi đăng ký kinh doanh?

Có phải cập nhật mã ngành, nghề mới khi thay đổi đăng ký kinh doanh?

Có phải cập nhật mã ngành, nghề mới khi thay đổi đăng ký kinh doanh?

Mã ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay được sử dụng theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Những doanh nghiệp đăng ký thành lập trước thời điểm văn bản này có hiệu đang sử dụng các mã ngành, nghề cũ. Vậy doanh nghiệp có phải chủ động cập nhật mã ngành, nghề mới không?