Những đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh

Là một trong các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam, công ty hợp danh có những đặc điểm khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Dưới đây là những điểm nổi bật của công ty hợp danh để phân biệt loại hình này.

2 loại thành viên của công ty hợp danh

Một doanh nghiệp được gọi là công ty hợp danh khi có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Các thành viên này phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Ngoài ra, công ty hợp danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Những đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh

Những đặc điểm của công ty hợp danh (Ảnh minh họa)

Góp vốn trong công ty hợp danh

Các thành viên của công ty hợp danh sẽ thực hiện việc góp vốn và được cấp Giấy chứng nhận góp vốn theo Điều 173 của Luật Doanh nghiệp 2014. Cụ thể:

- Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.

- Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

- Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Khi đó, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

- Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp.

- Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.


Tài sản của công ty hợp danh

Theo Điều 174 Luật Doanh nghiệp 2014, tài sản của công ty hợp danh gồm:

- Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;

- Tài sản tạo lập được mang tên công ty;

- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;

- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.


Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản 2 Điều 172 Luật Doanh nghiệp).

Cũng giống với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.


Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh

Mô hình tổ chức quản lý công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc).

Trong công ty hợp danh, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất, bao gồm tất cả thành viên hợp lại.

Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty.

Xem thêm:

Công ty hợp danh là gì?

Ngọc Thúy

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lừa đảo là hành vi được thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.