Kiểm tra, đánh giá chất lượng của 1.300 bệnh viện

 

Từ 15/11, sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng của hơn 1.300 bệnh viện trên toàn quốc, trong đó có việc khảo sát sự hài lòng của người bệnh về việc sử dụng dịch vụ y tế...

 

 
 

 

 
 

 

Có thể thấy, những năm qua, ngành y tế của nước ta  đã có những bước tiến mạnh mẽ. Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 1.300 bệnh viện lớn nhỏ, thực hiện công tác khám và điều trị bệnh cho người dân. Tuy nhiên, với nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao, hệ thống bệnh viện này đang dần không đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh những “điểm sáng” được đánh giá tốt là những vấn đề còn tồn đọng, trong đó không thể không kể đến chất lượng các dịch vụ y tế, thái độ của nhân viên y tế…

Hiện tượng nhân viên y tế quát mắng, đôi co, có thái độ không đúng với bệnh nhân và người nhà; bác sĩ có tác phong không chuẩn khi thăm khám, chữa bệnh; thủ tục khám, chữa bệnh rườm rà; người bệnh phải xếp hàng từ sáng sớm để lấy số khám bệnh; nhiều bệnh nhân nằm ghép một giường… là những vấn đề nổi cộm được phản ánh trong thời gian qua.

 

Hình ảnh minh họa
 
Ngày 01/11/2017, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4969/QĐ-BYT về nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2017. Theo đó, trong tháng 11/2017, tất cả các bệnh viện Nhà nước và tư nhân trên toàn quốc phải tiến hành tự kiểm tra, đánh giá.Từ ngày 15/11 - 15/12/2017, các cơ quan quản lý tổ chức kiểm tra, đánh giá. Đây là công việc định kỳ hằng năm của ngành y tế nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng của các bệnh viện trong cả nước. Việc kiểm tra, đánh giá này được xem là cơ sở để xây dựng những kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện.

Theo Quyết định này, các bệnh viện sẽ được đánh giá theo “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam” ban hành theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ Y tế. Bộ tiêu chí này bao gồm 83 tiêu chí chất lượng, được áp dụng để đánh giá, chứng nhận và cải tiến chất lượng cho toàn bộ các bệnh viện Nhà nước và tư nhân. Trong đó, có một số tiêu chí như: Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn khoa học, cụ thể; Người bệnh, người nhà người bệnh được chờ đợi trong phòng đầy đủ tiện nghi và được vận chuyển phù hợp với tình trạng bệnh tật; Bệnh viện bảo đảm các điều kiện cấp cứu người bệnh kịp thời; Người bệnh điều trị nội trú được nằm một người một giường; Người bệnh được cung cấp vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ, chất lượng tốt; Người bệnh được nộp viện phí thuận tiện, công khai, minh bạch, chính xác…

Việc khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế được áp dụng theo 03 mẫu phiếu ban hành kèm Quyết định 6859/QĐ-BYT của Bộ Y tế, gồm: Phiếu khảo sát ý kiến người bệnh nội trú; Phiếu khảo sát ý kiến người bệnh ngoại trú và Phiếu khảo sát ý kiến của nhân viên y tế.

Ngoài ra, hiện nay, Bộ Y tế đã vận hành phần mềm trực tuyến khảo sát sự hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế tại địa chỉ website: http://chatluongbenhvien.vn/. Thông qua những ý kiến thu thập được, cơ quan quản lý sẽ xác định được những vấn đề người bệnh chưa hài lòng để từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ y tế.

Để tìm hiểu thêm về các quy định được nêu trong bài, bạn đọc tham khảo:

Quyết định 4969/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2017

Quyết định 6858/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam

Quyết định 6859/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2016

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, bỏ giấy phép hạng B2 có cần làm thủ tục chuyển bằng?

Sắp tới, bỏ giấy phép hạng B2 có cần làm thủ tục chuyển bằng?

Sắp tới, bỏ giấy phép hạng B2 có cần làm thủ tục chuyển bằng?

Đây là nội dung đáng chú ý tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an đề xuất. Theo đó, giấy phép hạng B1 và B2 sẽ được gộp chung thành hạng B. Vậy bỏ giấy phép hạng B2 có cần làm thủ tục chuyển bằng?

Từ 15/12, vi phạm quy định về sản xuất mũ bảo hiểm bị phạt đến 40 triệu đồng

Từ 15/12, vi phạm quy định về sản xuất mũ bảo hiểm bị phạt đến 40 triệu đồng

Từ 15/12, vi phạm quy định về sản xuất mũ bảo hiểm bị phạt đến 40 triệu đồng

Theo Nghị định 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ, vi phạm quy định trong sản xuất mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền đến 40 triệu đồng, bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp…