Đánh lô, đề bị phạt thế nào?

Chơi lô, đề là một tệ nạn xã hội đã tồn tại rất lâu tại Việt Nam và bị pháp luật cấm. Trong đó, tùy vào mức độ vi phạm, người tham gia chơi lô, đề có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chơi lô, đề là một hình thức đánh bạc trái phép

“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Trong đó, chơi lô, đề là khái niệm chỉ trò chơi cá cược dự đoán kết quả xổ số kiến thiết hàng ngày, người tham gia phải tuân thủ các luật lô, đề và hưởng tiền thưởng nếu trúng theo bảng ăn lô, đề được đưa ra ban đầu.

Như vậy, chơi lô, đề là một trong những hình thức đánh bạc trái phép và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

choi lo de bi phat the naoChơi lô đề bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Chơi lô, đề bị phạt thế nào?      

Tùy vào mức độ vi phạm, người tham gia chơi lô, đề có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đánh bạc. Cụ thể

Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt hành chính với hành vi mua các số lô, số đề là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng.

Trường hợp bị xử lý hình sự về Tội đánh bạc, Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, nếu số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi lô, đề dùng để đánh bạc có trị giá trên 05 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu nhưng đã bị phạt hành chính hay đã bị kết án về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc mà chưa được xóa án tích thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đánh bạc.

Theo đó, người chơi lô, đề bị truy cứu trách nhiệm về Tội đánh bạc có thể bị phạt tiền đến 100 triệu hoặc thậm chí là phạt tù đến 07 năm.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, theo Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP, số tiền dùng để đánh bạc dưới hình thức chơi số lô, đề sẽ tính như sau:

- Trường hợp người chơi lô, đề có trúng số thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số lô, số đề cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ lô, đề.

- Trường hợp người chơi lô, đề không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số lô, số đề.

Ví dụ: B mua 05 số đề với tổng số tiền là 100.000 đồng, tỷ lệ được thua 1/70 lần, trong đó có 04 số đề mua mỗi số 10.000 đồng, 01 số đề mua với số tiền 60.000 đồng, hành vi của B bị phát hiện sau khi có kết quả mở thưởng.

+ Nếu B đã trúng số đề mua với số tiền 60.000 đồng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng + (60.000 đồng × 70 lần) = 4.300.000 đồng.

+ Nếu B không trúng số nào thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng.

Trên đây là quy định để giải đáp cho câu hỏi: Chơi lô đề bị phạt thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ:  1900.6192  để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thời gian thử việc là bao lâu? Được thử việc mấy lần?

Thời gian thử việc là bao lâu? Được thử việc mấy lần?

Thời gian thử việc là bao lâu? Được thử việc mấy lần?

Thử việc không phải khái niệm xa lạ đối với người lao động. Đây không phải là thủ tục bắt buộc nhưng thực tế các bên thường lựa chọn thử việc trước khi ký hợp đồng lao động chính thức. Vậy thời gian thử việc tối đa là bao lâu? Doanh nghiệp được thử việc mấy lần?

Mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe mới nhất

Mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe mới nhất

Mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe mới nhất

Để chiếc xe của mình sở hữu được đẹp và độc lạ hơn, nhiều người đã chọn cách tự ý “độ” thêm nhiều phụ kiện dẫn đến làm thay đổi kết cấu của xe. Tuy nhiên, đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu cố tình vi phạm, người thực hiện hành vi này sẽ bị phạt thế nào?