Cho vay tiêu dùng lãi suất trên 20%/năm có phạm luật?

Vay tiêu dùng là một trong những sản phẩm vay phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn thắc mắc về lãi suất vay tiêu dùng mà các ngân hàng, công ty tài chính hiện nay đang áp dụng. Vậy pháp luật quy định về lãi suất cho vay tiêu dùng như thế nào?

 

Cho vay tiêu dùng lãi suất bao nhiêu?

Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay như sau:

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Theo quy định trên, nhiều người sẽ hiểu lầm lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép là không quá 20%/năm được áp dụng cho tất cả các đối tượng. Tuy nhiên, các ngân hàng hay tổ chức tín dụng cho vay tiêu dùng là các đối tượng đặc biệt và sẽ chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành.

Cụ thể, lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được quy định tại Điều 9 Thông tư 43, sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Thông tư số 18/2019/TT-NHNN như sau:

1. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

2. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

3.Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi công ty tài chính đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu dịch vụ báo cáo về khung lãi suất cho vay tiêu dùng theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể mức lãi suất trần và mức lãi suất tối đa của hình thức cho vay này. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tiêu dùng do Công ty tài chính tự điều chỉnh phải được Ngân hàng Nhà nước thông qua và cho phép áp dụng.

Như vậy, mặc dù trên thực tế các công ty tài chính thường cho vay tiêu dùng với lãi suất khá cao, trên mức lãi suất tối đa Bộ luật Dân sự quy định là 20%/năm nhưng điều đó được coi không vi phạm pháp luật.

cho vay tieu dung lai suat bao nhieuCho vay tiêu dùng lãi suất bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

 

Tại sao lãi suất vay tiêu dùng lại cao hơn các hình thức vay khác?

Vay tiêu dùng là hình thức vay tín chấp phổ biến được nhiều người lựa chọn. Trong đó, để có thể vay tiền, bên vay không cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay mà chỉ dựa vào uy tín cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho mục đích vay.

Vay tiêu dùng tín chấp có nhiều ưu điểm như: Điều kiện vay đơn giản, không cần tài sản đảm bảo; Hồ sơ thủ tục dễ thực hiện; Thời gian xét duyệt, giải ngân nhanh chóng… Tuy nhiên, lãi suất đối với hình thức vay này sẽ cao hơn so với các sản phẩm vay khác bởi:

- Cho vay tín chấp không tài sản đảm bảm tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do chỉ dựa trên uy tín cá nhân để cho vay nên rất có thể bên cho vay sẽ không đòi được nợ vì khách không có khả năng chi trả hoặc bị khách trốn nợ…

- Các chi phí phát sinh để quản lý khoản vay như chi phí đòi nợ, chi phí phục vụ… đối với các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn sẽ cao hơn so với các khoản vay dài hạn có tài sản thế chấp.

Trên đây là các quy định về: Cho vay tiêu dùng lãi suất bao nhiêu? Nếu còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ chi tiết.

>> Phân tích ưu, nhược điểm khi vay tiêu dùng tín chấp

>> Vay tiêu dùng qua ngân hàng và công ty tài chính, bên nào lợi hơn?

>> 3 điều cần biết về vay tiêu dùng qua công ty tài chính

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?

Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?

Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) là người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở nếu có đủ điều kiện. Vậy, Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ hay không? nếu có thì cần đáp ứng điều kiện kiện gì? Tất cả sẽ được giải đáp rõ trong bài viết sau.