Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) là người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở nếu có đủ điều kiện. Vậy, Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ hay không? nếu có thì cần đáp ứng điều kiện kiện gì? Tất cả sẽ được giải đáp rõ trong bài viết sau.

Giải thích từ ngữ: Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân; tùy vào từng thời kỳ mà Sổ đỏ, Sổ hồng có tên gọi pháp lý khác nhau. Từ ngày 10/12/2009 đến nay, khi đủ điều kiện thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận).

Việt kiều gồm những ai?

Thuật ngữ “Việt kiều” được người dân sử dụng khá phổ biến dùng để chỉ người Việt Nam định cư ở nước ngoài; dù vậy, thuật ngữ “Việt kiều” không được quy định trong các văn bản pháp luật.

Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 02 nhóm:

- Công dân Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài;

- Người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏViệt kiều có được đứng tên Sổ đỏ hay không? (Ảnh minh họa)

Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?

Để trả lời cho câu hỏi “người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng hay không?” cần tìm hiểu thông qua 02 quy định sau:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nếu đủ điều kiện

Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam phải thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.

* Đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2014 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/ND-CP, điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam, cụ thể:

Phải có giấy tờ theo quy định sau:

- Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

- Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

* Hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng mỗi quyền sử dụng đất (không được mua riêng đất), trừ trường hợp thửa đất đó nằm trong các dự án phát triển nhà ở.

2. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam

* Có quyền được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng

Khoản 2 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

“a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.”

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).

* Thông tin thể hiện trên bìa Sổ đỏ, Sổ hồng

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thể hiện rõ tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi "Hộ chiếu số:..., nơi cấp:..., năm cấp:..."; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);”

Trên đây là quy định giải đáp thắc mắc về việc “Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ hay không?” Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng đối với nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Xem thêm các chính sách mới về đất đai tại đây

>> Thủ tục làm Sổ đỏ: 6 quy định phải biết khi làm Sổ đỏ

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.