Tại sao công ty tài chính cho vay "cắt cổ" nhưng không bị phạt?

Hiện có rất nhiều cuộc gọi đến tổng đài 1900.6192 xin tư vấn về lãi suất của công ty tài chính cao hơn 20%/năm mà không bị xử phạt về hành vi cho vay nặng lãi. Vậy tại sao công ty tài chính cho vay lãi cao nhưng không bị phạt?


Lãi suất tối đa 20%/năm có áp dụng với công ty tài chính không?

Quy định lãi suất không được vượt quá 20%/năm hiện đang quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Điều luật này hiện đang được quy định tại Mục 4 Bộ luật Dân sự về hợp đồng vay tài sản. Theo đó, đây là dạng hợp đồng thể hiện sự thoả thuận của các bên về việc:

- Bên cho vay giao tài sản của mình cho bên vay trong một khoảng thời gian nhất định.

- Khi đến hạn trả tài sản, bên vay phải trả lại tài sản cùng loại, đúng số lượng, chất lượng và có thể kèm theo lãi suất (nếu các bên thoả thuận hợp đồng vay tài sản này có lãi suất) cho bên cho vay.

Như vậy, có thể thấy, hợp đồng vay tài sản nói chung hoặc hợp đồng vay tiền nói riêng chỉ là hợp đồng dân sự đơn thuần, là sự thoả thuận về việc vay tiền giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Do đó, hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và các thoả thuận về lãi suất cũng phải tuân theo quy định tại Điều 468 nêu trên.

Do đó, nếu cá nhân, tổ chức vay tiền cho nhau thì có thể tự thoả thuận lãi suất với nhau nhưng lãi suất tối đa chỉ là 20%/năm của khoản vay. Đặc biệt, nếu lãi suất vượt quá 20%/năm thì sẽ không có hiệu lực.

Đồng nghĩa, đây chỉ là thoả thuận của cá nhân còn riêng công ty tài chính là một trong các tên gọi để gọi tổ chức tín dụng bởi theo Điều 5 Luật Tổ chức tín dụng:

Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “tổ chức tín dụng”, “ngân hàng”, “công ty tài chính” […]

Như vậy, công ty tài chính khi cho vay sẽ phải thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng cùng các văn bản hướng dẫn liên quan mà không phải giao dịch dân sự theo sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Do đó, lãi suất tối đa 20%/năm không áp dụng với công ty tài chính.

cong ty tai chinh cho vay lai cao nhung khong bi phat


Tại sao công ty tài chính cho vay lãi cao nhưng không bị phạt?

Về lãi suất của công ty tài chính, công ty tài chính và khách hàng sẽ tự thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, khi cho vay, công ty tài chính cũng không được cho vay với lãi suất vượt quá lãi suất cho vay tối đa của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo từng thời kỳ quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

Hiện nay, ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ quy định mức lãi suất tối đa khi cho vay ngắn hạn cụ thể tại Điều 1 Quyết định 1730/QĐ-NHNN mà không có lãi suất tối đa của các hình thức cho vay khác. Cụ thể:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 4,5%/năm.

- Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: 5,5%/năm.

Do đó, lãi suất cho vay của công ty tài chính hoàn toàn được thực hiện theo thoả thuận giữa tổ chức này với người vay căn cứ vào vốn thị trường, nhu cầu vay vốn của khách hàng cùng với mức độ tín nhiệm của khách hàng…

Nội dung thoả thuận về lãi suất gồm: Mức lãi suất, phương pháp tính lãi hoặc mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm theo số dư nợ thực tế và thời hạn duy trì số dư này; mức lãi suất phạt nếu không trả nợ đúng hạn; mức lãi suất điều chỉnh kèm thời điểm điều chỉnh…

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải công ty tài chính có thể cho vay với lãi suất ở mức nào cũng được bởi khi tự điều chỉnh lãi suất, căn cứ khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN, công ty tài chính phải gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính khung lãi suất này cho cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước nơi công ty tài chính đặt trụ sở.

Có thể thấy, mặc dù hiện nay các công ty tài chính đều cho vay với lãi suất cao, tuy nhiên, lãi suất đó là lãi suất thoả thuận của công ty tài chính với người vay. Nếu người vay không chấp nhận thì có thể lựa chọn công ty khác hoặc ngân hàng khác. Tuy nhiên, thủ tục và giấy tờ vay có thể sẽ phức tạp hơn với nhiều điều kiện hơn.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Tại sao công ty tài chính cho vay lãi cao nhưng không bị phạt? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(10 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt mới nhất Tội khai thác khoáng sản trái phép thế nào?

Mức phạt mới nhất Tội khai thác khoáng sản trái phép thế nào?

Mức phạt mới nhất Tội khai thác khoáng sản trái phép thế nào?

Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đang có dấu hiệu gia tăng cả về số lượng cũng như quy mô. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản trái phép có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự về Tội khai thác khoáng sản trái phép.

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: Mức phạt mới nhất

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: Mức phạt mới nhất

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: Mức phạt mới nhất

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là một trong các tội phạm về chức vụ xảy ra phổ biến trong thời gian gần đây, gây nên nhiều bức xúc trong dư luận. Vậy, Bộ luật Hình sự hiện hành quy định mức phạt ra sao đối với tội phạm này?