FE Credit, Homecredit cho vay lãi cao có phạm luật?

Hiện nay, ở bất cứ đâu, người ta cũng nhìn thấy tờ rơi, quảng cáo, tin nhắn cho vay tiêu dùng với lãi suất “cắt cổ”. Vậy, những công ty cho vay này có đang vi phạm pháp luật?

Lãi suất cho vay tối đa 20%/năm

Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Như vậy, nếu chỉ đọc những quy định này, người dân sẽ hiểu là lãi suất cho vay tối đa là 20%/năm và FE Credit, Homecredit cho vay lãi suất cao trên mức này là đang vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự cũng quy định loại trừ như sau: trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Vậy quy định khác ở đây là gì?

FE Credit cho vay lãi cao có vi phạm pháp luật?
FE Credit cho vay lãi cao có phạm luật? (Ảnh minh họa)

FE Credit, Homecredit cho vay lãi cao có đang phạm luật?

Fe Credit và Homecredit là 02 công ty tài chính. FE Credit chính là Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Homecredit là Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam…

Khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Mặt khác, tổ chức tín dụng (ngân hàng và phi ngân hàng) là đối tượng áp dụng của Luật Các tổ chức tín dụng.

Như vậy, các công ty tài chính chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 chứ không bị điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự.

Về lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng với khách hàng, Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định như sau:

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, lãi suất cho vay của các công ty tài chính đối với khách hàng là do thỏa thuận.

Ngân hàng Nhà nước chỉ quyết định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Các lĩnh vực khác, lãi suất cho vay hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa FE Credit, Homecredit với khách hàng. Cho vay lãi suất cao đến đâu đi nữa thì FE Credit, Homecredit cũng không vi phạm pháp luật.

Khi người vay đặt bút ký vào hợp đồng cho vay của FE Credit, Homecredit tức là đồng ý với mức lãi suất trong hợp đồng thì phải thanh toán theo mức lãi suất đó.

>> Vay tiền không trả có bị xử lý hình sự?

Đánh giá bài viết:
(8 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.