Những chính sách giúp doanh nghiệp “vượt bão” Covid-19

“Covid-19” - dịch bệnh đang làm chao đảo cả nền kinh tế thế giới, và dĩ nhiên, những doanh nghiệp của Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhiều cơ sở kinh doanh bị đóng cửa hoặc doanh thu sụt giảm nghiêm trọng… Nhưng trong cuộc chiến này, các doanh nghiệp không hề đơn độc.

Ngay từ ngày đầu tháng 3, nhận thấy những thiệt hại nhãn tiền mà các doanh nghiệp đang gặp phải khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Thủ tướng Chính phủ đã lập tức ban hành Chỉ thị 11/CT-TTg với các giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Thực hiện chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ, các bộ ngành liên quan cũng liên tiếp ban hành ra những chính sách nhằm đồng hành với doanh nghiệp để vượt qua cơn bão khủng hoảng. 

Những chính sách giúp doanh nghiệp “vượt bão” Covid-19

Vốn: Tung gói hỗ trợ 250.000 tỷ đồng

Tại Chỉ thị 11, việc tháo gỡ khó khăn cho tiếp cận về vốn, tín dụng là giải pháp đầu tiên được Chính phủ đề cập tới.

Cụ thể, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí...

Trước mắt là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng sẽ được các ngân hàng tung ra cho khách hàng vay mới với lãi suất ưu đãi giảm từ 0,5%-1,5%/năm. Những doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được xem xét cho vay mới từ gói tín dungjg này nhằm khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đáng chú ý hơn, Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng đã có động thái mạnh  mẽ trong việc giảm hàng loạt lãi suất điều hành, trong đó lãi suất trần cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tại các ngân hàng giảm chỉ còn 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm còn 5%/năm và tái chiếu khấu chỉ còn 3,5%/năm…


Thuế: Gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp

Ngay từ ngày đầu tháng 3, nhận thấy những thiệt hại nhãn tiền mà các doanh nghiệp đang gặp phải, Tổng cục Thuế đã có Công văn số 897/TCT-QLN với nội dung gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp cho người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đối tượng được gia hạn nộp thuế là những đơn vị sản xuất, kinh doanh bị thiệt hại vật chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do dịch bệnh. Trong đó, thiệt hại được giải thích là những tổn thất về tài sản của người nộp thuế, tính được bằng tiền như: máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa, nhà xưởng, trụ sở làm việc, tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền.

Tương tự như thế, việc gặp dịch bệnh cũng là một lý do chính đáng để doanh nghiệp có quyền đề nghị miễn tiền chậm nộp thuế. Doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ, trong đó có văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp với những thông tin liên quan đến căn cứ được miễn…

Những chính sách giúp doanh nghiệp “vượt bão” Covid-19

Bảo hiểm: Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

Cùng với thuế, bảo hiểm cũng là một gánh nặng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gần như đang rơi vào tình trạng “ngủ đông” do dịch bệnh gây ra.

Để chia sẻ gánh nặng này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 09/3/2020 đã ban hành Công văn 797 và sau đó là Bảo hiểm xã hội Việt Nam với Công văn số 860 hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19, không tính lãi.

Đối tượng được tạm dừng là các doanh nghiệp có ngành nghề vận tải hành khách, du lịch, lưu trú, nhà hàng và các ngành nghề đặc biệt khác gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra, dẫn đến có 50% lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bị tạm thời nghỉ việc hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra.

Thời gian tạm dừng đến hết tháng 6/2020. Sau đó, nếu dịch Covid-19 vẫn chưa thuyên giảm và doanh nghiệp có đề nghị thì vẫn được xem xét, giải quyết tạm dừng đóng đến tháng 12/2020.

Đặc biệt, trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, không thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng, hoặc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm.


Và nhiều hỗ trợ khác…

Ngoài những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, thuế và bảo hiểm như nêu trên còn có nhiều chính sách khác giúp doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trong đó có thể kể đến như:

- Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn: Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 sẽ được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn 6 tháng đầu năm 2020 đến ngày 30/06/2020. Nếu sau thời điểm này dịch Covid-19 chưa thuyên giảm và doanh nghiệp còn tiếp tục khó khăn thì thời gian được lùi đến 31/12/2020.

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội từ 31/12/2019 trở về trước. Đồng thời, không phát động chiến dịch thanh tra năm 2020 về bảo hiểm xã hội…

Trên đây chỉ là một vài gạch đầu dòng lớn liên quan đến các chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp giúp vượt qua giai đoạn đầy sóng gió này. Việc vượt qua như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của chính bản thân các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có thể cập nhật toàn bộ văn bản về chính sách hỗ trợ trên chuyên trang Covid-19 của LuatVietnam tại đây. 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025

Thủ tục cấp phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025

Thủ tục cấp phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025

Xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp là một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn và an ninh quốc gia. Dưới đây là thông tin về thủ tục cấp phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025.

Cận 1.5 độ được miễn hay tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

Cận 1.5 độ được miễn hay tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

Cận 1.5 độ được miễn hay tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân nhằm góp phần bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện sức khỏe để nhập ngũ. Vậy cận 1.5 độ được miễn hay tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không? Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay.

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.