Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19

Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Dự thảo đưa ra một số mục tiêu về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 như:

- Sớm kiểm soát được đại dịch Covid-19 để khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất.

- Hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi đại dịch Covid-19.

- Phấn đấu đến hết năm 2021 đạt một số chỉ tiêu cụ thể:

  • Luỹ kế khoảng 01 triệu lượt doanh nghiệp, khách hàng được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó đại dịch Covid-19.
  • Khoảng 160.000 doanh nghiệp được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất.
  • Khoảng 50.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
  • Hàng trăm nghìn doanh nghiệp được tiếp cận các chính sách hỗ trợ về giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động...
de xuat chinh sach ho tro doanh nghiep trong dich covid-19Đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch Covid-19 (Ảnh minh họa)

Căn cứ quan điểm, mục tiêu và tình hình thực tiễn, Dự thảo đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch Covid-19 như:

- Tiếp tục có các chính sách, giải pháp miễn, giảm, giãn, hoãn các khoản thuế phải nộp, phí phải đóng, bao gồm:

  • Đoàn phí, kinh phí công đoàn; bảo hiểm xã hội.
  • Giá điện.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt và phí trước bạ đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; phí cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
  • Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi được áp dụng chính sách cho phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh.

- Xem xét tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đến hết năm 2021.

- Đẩy nhanh việc nghiên cứu, đàm phán, công nhận lẫn nhau “hộ chiếu vắc xin” với các quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm sớm mở cửa nền kinh tế khi điều kiện cho phép...

Trên đây là một số thông tin về đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch Covid-19. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cho người lao động

Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cho người lao động

Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cho người lao động

Mới đây, Bộ Lao động và Xã hội đã lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng. Trong đó, đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cho người lao động.