Chặn dịch Covid-19 và những chính sách chưa từng có tiền lệ

Có lẽ chưa dịch bệnh nào lại có sự ảnh hưởng sâu và lâu đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội như Covid-19. Và cũng chưa bao giờ, nhiều chính sách pháp luật mới chưa từng có tiền lệ lại được ban hành liên tục như thời gian vừa qua, nhằm kịp thời ứng phó với những tác động của dịch bệnh này.

Học sinh có một kỳ nghỉ dài hơn nghỉ hè

Thông thường, học sinh có kỳ nghỉ hè hai tháng, thế nhưng năm nay, học sinh cả nước lại có một kỳ nghỉ còn dài hơn thế, có tên là “nghỉ dịch Covid”.

Ngay từ đầu tháng 02/2020, khi dịch bệnh bắt đầu có dấu hiệu phức tạp, các địa phương trên cả nước đã ban hành Công văn về việc cho học sinh nghỉ học nhằm tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Đợt nghỉ đầu tiên dự kiến chỉ kéo dài một tuần, thế nhưng trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, các địa phương lại liên tiếp ban hành văn bản về việc kéo dài thời gian nghỉ học. Từ nghỉ một tuần, học sinh lại được nghỉ hết tháng 02, sau đó là nghỉ hết tháng 03 và hiện nay là nghỉ hết 15/4.

Như vậy, kỳ nghỉ dịch Covid - 19 của học sinh trên cả nước đến nay đã kéo dài 2,5 tháng, chưa kể trước đó, học sinh đã có khoảng 02 tuần nghỉ tết. Trong thời gian này, các hình thức học trực tuyến đã được triển khai, nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức theo đúng chương trình đang học trên lớp.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã 02 lần ra Quyết định điều chỉnh khung kế hoạch năm học 2019 - 2020, trong đó lùi thời gian kết thúc năm học và thi THPT quốc gia. Mặt khác, chương trình học kỳ II của tất cả các cấp học phổ thông cũng được Bộ tinh giản để phù hợp với kỳ nghỉ đang kéo dài của học sinh.

Xem thêm: Toàn bộ văn bản liên quan đến học sinh nghỉ học

Chặn dịch Covid-19 và những chính sách chưa từng có tiền lệ

Cách ly tập trung, cách ly tại nhà và cách ly toàn xã hội

Ngoài “Covid-19” thì “cách ly” là từ khóa được nhắc đến nhiều nhất trong khoảng thời gian này. Đây cũng là biện pháp được cho là hữu hiệu nhất nhằm hạn chế khả năng lây lan của dịch bệnh. Không phải quốc gia nào trên thế giới cũng áp dụng biện pháp cách ly nghiêm ngặt như tại Việt Nam.

Tính đến nay, đã có 30 văn bản do Bộ Y tế ban hành hướng dẫn về cách ly y tế đối với những người có nguy cơ lây nhiễm. Hàng chục nghìn người đã được đưa đến các khu cách ly tập trung (được hỗ trợ chi phí ăn, ở và sinh hoạt khác trong vòng 14 ngày), chưa kể rất nhiều người khác thực hiện cách ly tại nhà.

Khi các ca nhiễm Covid-19 ngày càng nhiều hơn, mức độ cách ly lại càng được đẩy lên một mức cao hơn. Và lần đầu tiên, Việt Nam thực hiện chính sách “cách ly toàn xã hội”.

Đó là tinh thần tại Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 01/4/2020 đi vào trong trí nhớ của nhiều người là ngày bắt đầu thực hiện yêu cầu “toàn dân ở nhà” và chỉ đi ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa không thiết yếu phải đóng cửa; các loại hình kinh doanh vận tải dừng hoạt động, hạn chế tối đa di chuyển từ vùng này sang vùng khác…

Thậm chí tại Hà Nội, sự cứng rắn của chính quyền còn được thể hiện ở việc xử phạt những người đi ra ngoài đường mà không có lý do thật sự cần thiết.

Xem thêm: Toàn bộ văn bản liên quan đến hướng dẫn cách ly


Hỗ trợ tiền cho hàng chục triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Dù phải gồng mình để ngăn chặn dịch bệnh, dù nền kinh tế bị ảnh hưởng không hề nhỏ, nhưng Chính phủ vẫn nỗ lực chia sẻ với những khó khăn mà người dân, doanh nghiệp đang gặp phải, để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Điều đó được thể hiện tại gói hỗ trợ an sinh chưa từng có tiền lệ cho hàng triệu người dân.

Cụ thể, theo dự thảo Nghị quyết hỗ trợ những người gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, các đối tượng được hỗ trợ và mức hỗ trợ bao gồm:

- Người lao động tạm dừng lao động do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-1 đang làm việc tại các doanh nghiệp: Được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng.

- Người lao động phải nghỉ việc vì Covid-19 mà chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có cam kết hợp đồng lao động và bị mất việc làm: Được hỗ trợ 01 triệu đồng/người/tháng.

- Hộ nghèo, cận nghèo: Được hỗ trợ 01 triệu đồng/tháng…

Thời gian hỗ trợ trong 03 tháng, từ tháng 04 đến hết tháng 06/2020.

Đây là lần đầu tiên Nhà nước có một gói hỗ trợ trên diện rộng đối với đông đảo người dân, giúp người dân vơi bớt gánh nặng kinh tế do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Ước tính, có hơn 10 triệu người nằm trong diện nhận được hỗ trợ.

Xem thêm: Toàn bộ văn bản liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp 

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.