Biển số xe có phải tài sản cá nhân?

Mỗi xe khi tham gia lưu thông đều có biển số khác nhau. Biển số xe có phải tài sản cá nhân của chủ sở hữu phương tiện, pháp luật hiện hành quy định ra sao về vấn đề này?

Thế nào là tài sản?

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, quy định: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Theo đó, vật là tài sản khi đáp ứng ba điều kiện sau: Là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan; Con người có thể nắm giữ, quản lý được thì mới được coi là vật; Vật phải đem lại lợi ích cho con người.

Hiện nay, giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến, đặc biệt trong giao dịch tại hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Giấy tờ có giá điển hình như: trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái, séc, cổ phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ…

Bên cạnh đó, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, chẳng hạn như quyền sử dụng đất, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ…

Như vậy, có thể thấy tài sản bao gồm: tiền, trái phiếu, công trái, séc, cổ phiếu, hối phiếu, quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ…

Biển số xe có phải tài sản cá nhân?

Biển số xe có phải tài sản cá nhân không?

Biển số xe không phải tài sản cá nhân?

Khoản 22 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Nghiêm cấm sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng. Có thể hiểu, chủ phương tiện không được phép bán biển số của phương tiện mà họ được cấp. Nếu đã không thể mua, bán biển số xe thì biển số xe không có giá, không phải là tài sản.

Thêm vào đó, Luật Giao thông đường bộ, các văn bản dưới luật như Thông tư số 15/2014/TT-BCA, Thông tư 54/2015/TT-BCA, Thông tư 64/2017/TT-BCA của Bộ Công an về đăng ký xe, biển số xe cũng quy định rất cụ thể về trình tự cấp, thu hồi và đăng ký biển số xe cơ giới. Với các quy định hiện hành, biển số bắt buộc gắn liền với xe, xe được chuyển nhượng thì biển số cũng theo xe.

Do đó, hiện tại biển số xe chỉ là công cụ để nhà nước quản lý phương tiện giao thông, không được coi là tài sản.

Tuy nhiên, Bộ Công an đang chủ trì xây dựng dự thảo Đề án cấp biển số xe ô tô thông qua đấu giá. Nhiều quan điểm cho rằng, cần phải sửa lại các quy định liên quan để coi biển số xe là tài sản mới hợp lý. Bởi theo Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016, đối tượng được đưa ra đấu giá là tài sản.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.