Vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền?

Thông thường, người tham gia giao thông chỉ quan tâm đến 2 màu đèn tín hiệu là đèn đỏ (dừng xe) và đèn xanh (được đi) mà ít ai biết rằng mức xử phạt khi vượt đèn vàng cũng “ngang ngửa” mức phạt vượt đèn đỏ.

Ý nghĩa của đèn tín hiệu màu vàng

Theo Điều 10 Luật Giao thông đường bộ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2016/BGTVT, tín hiệu đèn giao thông có ba màu: xanh, đỏ, vàng.

Trong đó, tín hiệu đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; Nếu nơi đặt đèn tín hiệu vàng không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Tín hiệu đèn vàng nhấp nháy thường được áp dụng vào những khung giờ hoặc những địa điểm có ít xe cộ đi lại, những nơi không nhất thiết phải dừng xe, nhường đường nhưng cần giảm tốc độ và quan sát kỹ khi di chuyển.

Vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền?

Vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

Mức phạt khi vượt đèn vàng

Theo Nghị định 46 của Chính phủ về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ, khi tham gia giao thông nếu vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ vì đều là hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Mức phạt đối với từng loại phương tiện cụ thể như sau:

- Người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng;

- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng;

- Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 400.000 đồngđến 600.000 đồng;

- Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác: Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.

- Người đi bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng.

Có thể thấy, mức độ xử lý “cảnh cáo” chỉ được áp dụng cho người đi bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo. Các đối tượng còn lại đều bị phạt tiền với mức xử phạt cao nhất là 2.000.000 VNĐ.

Khi Nghị định 46/2016/NĐ-CP được ban hành, đã có nhiều ý kiến của người dân phản đối về việc không phân biệt mức xử phạt giữa vượt đèn vàng và vượt đèn đỏ. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cho rằng đây là quy định hợp lý và có tính răn đe cao.

Thực tế, đèn vàng tuy có tính cảnh báo thấp hơn đèn đỏ nhưng rất cần thiết để người tham gia giao thông chuẩn bị sẵn sàng dừng lại, tránh trường hợp phanh gấp gây va chạm.

*** Lưu ý: Bài viết này được đăng tải ở thời điểm Nghị định 46/2016/NĐ-CP đang còn hiệu lực áp dụng. Hiện nay Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP, áp dụng từ 01/01/2020. 

Xem chi tiết: Mức phạt đối với lỗi vượt đèn vàng theo Nghị định 100.


LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.