4 điều người chơi họ, hụi cần biết để tránh rủi ro

Chơi họ, hụi là một hình thức huy động vốn “truyền thống” và chính thức được pháp luật quy định vào năm 2006 tại Nghị định 144/2006/NĐ-CP. Đến nay, họ, hụi vẫn thu hút rất nhiều người chơi tham gia.

Dưới đây là một số quy định người chơi họ, hụi cần biết để tránh rủi ro:


1. Thỏa thuận về họ nên lập thành văn bản

Điều 6 của Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định các thành viên chơi họ có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Đồng thời, có quyền công chứng, công chứng văn bản thỏa thuận về họ.

Theo đó, để bảo quyền lợi của chính mình, tránh rủi ro có thể phát sinh, những người chơi họ nên lập văn bản thỏa thuận việc chơi họ. Trong văn bản đó cần thể hiện các nội dung như: Chủ họ, số người tham gia, phần họ, kỳ mở họ, thể thức góp họ và lĩnh họ, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia, việc ra khỏi họ và chấm dứt họ…


2. Lãi suất họ không quá 20%/năm

Điều 10 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định: Trong trường hợp họ có lãi thì lãi suất đối với phần họ không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng (theo Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005).

Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Dân sự 2005 hết hiệu lực thi hành và được thay thế bằng Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, mức lãi suất theo Bộ luật Dân sự mới là không quá 20%/năm.

Trong dự thảo Nghị định về họ, hụi, biêu, phường thay thế Nghị định 144/2006/NĐ-CP, mức lãi suất họ cũng được quy định theo tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015 là không quá 20%/năm.

Sở dĩ, pháp luật cần quy định cụ thể về mức lãi suất họ nhằm tránh nguy cơ chơi họ biến tướng thành hình thức cho vay nặng lãi.

4 điều người chơi họ, hụi cần biết để tránh rủi ro

4 quy định người chơi họ, hụi cần biết để tránh rủi ro (Ảnh minh họa)

3. Không đóng họ phải bồi thường thiệt hại

Đóng họ khi đến hạn là nghĩa vụ của tất cả các thành viên tham gia chơi họ. Theo Điều 30 Nghị định 114, trường hợp thành viên không đóng họ thì khi đến kỳ mở họ thì phải thanh toán phần họ còn thiếu tương ứng với thời gian chưa thanh toán cho đến thời điểm kết thúc họ. Đồng thời, phải bồi thường thiệt hại (nếu có).

Nếu chủ họ đã đóng thay phần của thành viên thì thành viên phải trả cho chủ họ các phần họ chậm trả và khoản lãi đối với phần họ chậm trả (mức lãi do hai bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố).


4. Vỡ họ được quyền kiện ra Tòa

Trong thực tế, vỡ họ được hiểu là trường hợp chủ họ “ôm” tiền họ và cố tình không trả cho người chơi. Khi xảy ra tranh chấp này, người chơi họ có thể thương lượng chủ họ về việc hoàn trả họ hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự (Điều 31 Nghị định 114).

Ngoài ra, nếu có căn cứ cho rằng chủ họ cố tình chiếm đoạt tiền họ, người chơi có thể tố cáo đến cơ quan công an để khởi tố, điều tra chủ họ về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…

Để tránh rủi ro xảy ra khi vỡ họ, người chơi họ nên lập văn bản thỏa thuận về việc chơi họ và công chứng, chứng thực. Văn bản này sẽ là chứng cứ để khởi kiện và tố cáo hành vi của chủ họ.

Hiện nay, Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo Nghị định về họ, hụi, biêu phường thay thế cho Nghị định 114/2006/NĐ-CP nêu trên. LuatVietnam sẽ cập nhật Nghị định này ngay khi chính thức được Chính phủ thông qua.

Xem thêm:

Sắp có Nghị định về họ, hụi, biêu, phường

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục