Chơi hụi là gì? Chơi hụi có bị cấm không?

Chơi hụi tồn tại từ lâu và đã được quy định các rõ ràng trong các văn bản Pháp luật. Vậy chơi hụi là gì? Câu trả lời được đề cập đến ở bài viết sau.
Choi-hui-la-gi-Cac-quy-dinh-phap-luat-ve-choi-hui-ban-can-biet
Chơi hụi là gì? Các quy định pháp luật về chơi hụi mà bạn cần biết
(Ảnh minh họa)

1.1 Khái niệm 

Khái niệm về hụi đã được nêu rõ ràng theo Khoản 2 Điều 471 của Luật Dân sự. Theo đó, hụi là một hình thức giao dịch tài sản, dựa trên tập quán đã có từ lâu đời và căn cứ theo thỏa thuận của một nhóm người để cùng định ra số người, số tiền, cách thức góp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên, thời gian, số tiền lĩnh,..

1.2 Nguyên tắc tổ chức hụi

Các nguyên tắc khi chơi hụi được quy định ở Nghị định 19/2019/NĐ-CP:

  • Việc tổ chức hụi cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự bao gồm: không phân biệt đối xử; việc thực hiện, xác lập, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự cần được được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, thiện chí, trung thực, và không được xâm phạm đến lợi ích người khác.

  • Việc tổ chức chơi hụi chỉ nhằm mục đích tương trợ nhân dân, không được tổ chức dưới hình thức lừa đảo, cho vay nặng lãi, chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái phép hoặc các hành vi khác.

  • Trường hợp tổ chức chơi hụi có lãi suất thì phải tuân theo quy định ở Điều 468 Bộ luật Dân sự: Các bên vay có lãi suất thì mức lãi suất không vượt quá 20%/năm, vượt quá mức lãi suất này sẽ không có hiệu lực.

1.3 Các hình thức chơi hụi

Chơi hụi chia làm 2 hình thức:

  • Chơi hụi tính lãi: khi một con hụi cần tiền gấp, nếu muốn chốt hụi sớm thì phải chịu một phần lãi của những con hụi khác, phần lãi này trừ trực tiếp vào số tiền phải đóng hụi của những người khác.

  • Chơi hụi không có lãi: Đến kỳ chốt hụi, con hụi nhận được đủ số tiền, và sẽ phải tiếp tục đóng hụi định kỳ hàng tháng.

Ngày nay, các dây hụi thường được tổ chức theo hình thức chơi hụi có lãi. Chính vì vậy, nếu tham gia dây hụi có lãi, con hụi nếu chốt hụi sau thì sẽ có lãi.

1.4 Lợi ích và rủi ro khi chơi hụi 

Bản chất của việc chơi hụi không có lãi gần giống với việc trả góp, nên lợi ích của việc chơi hụi không có lãi đó là có thể nhận được một số tiền lớn để giải quyết vấn đề cá nhân, sau đó sẽ chia đều theo ngày trả dần. Còn đối với việc chơi hụi có lãi, nếu chốt hụi cuối cùng, người chơi hụi có khả năng nhận về số tiền lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu. Chơi hụi cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như:  con hụi ôm tiền bỏ chạy, biến tấu thành cho vay nặng lãi, lừa đào...

Be-hui-con-hui-om-tien-chay-tron
Bể hụi- con hụi ôm tiền chạy trốn
(Ảnh minh họa)

Chơi hụi là một hình thức giao dịch tài sản đã tồn tại từ lâu đời. Việc chơi hụi là không vi phạm pháp luật và được đã được nhà nước đề ra các quy định để quản lý. Các hành vi biến tướng về chơi hụi như: tập hợp vốn trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi sẽ bị nghiêm cấm và xử phạt.

Đieu-kien-de-tham-gia-day-hui-la-gi
Điều kiện để tham gia dây hụi là gì?
(Ảnh minh họa)

Điều kiện tham gia chơi hụi được quy định tương đối đơn giản. Theo Điều 5, 6 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định như sau:

3.1 Điều kiện làm chủ hụi 

  • Đủ 18 tuổi trở nên và không thuộc trường hợp mất, hạn chế hay có khó khăn về năng lực hành vi dân sự, nhận thức.

  • Chủ hụi là người được hơn một nửa số thành viên bầu trong trường hợp tự tổ chức dây hụi, trừ khi các thành viên có thỏa thuận khác.

  • Thỏa thuận khác của người tham gia dây hụi.

3.2 Điều kiện tham gia dây hụi 

  • Đủ 18 tuổi trở nên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nhận thức.

  • Nếu trong khoản từ 15 đến 18 tuổi có tài sản riêng cũng có thể tham gia dây hụi. Nếu trường hợp sử dụng bất động sản thì cần có sự đồng thuận từ người đại diện.

  • Các thỏa thuận khác của người tham gia chơi hụi.

4. Một số quy định khác của pháp luật về chơi hụi

Chơi hụi là hình thức giao dịch tài sản đã được nhà nước cho phép. Các quy định về chơi hụi được đề cập trong Nghị Định 19/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

4.1 Quy định về tổ chức dây hụi

Việc tổ chức dây hụi phải có sự thông báo bằng văn bản gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã ở nơi cư trú khi thuộc 2 trường hợp sau:

  • Tổ chức dây hụi có kỳ mở hụi từ 100 triệu đồng trở lên( chỉ tính riêng một phần hụi),

  • Tổ chức từ 2 dây hụi trở lên.

Nội dung văn bản thông báo được quy định ở Khoản 2 Điều 14 Nghị định 19/2019/NĐ-CP. Nếu chủ hụi không thực hiện, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Việc thỏa thuận về dây hụi cũng cần được thể hiện bởi văn bản. Văn bản này cần có sự đồng thuận và chứng thực của các thành viên tham gia. Nội dung văn bản thỏa thuận về dây họ được thực hiện theo Điều 8 Nghị định 19/2019/NĐ-CP.

khi-thuc-hien-giao-dich-tai-san-choi-hui-can-co-giay-to-ke-khai-ro-rang
Khi thực hiện giao dịch tài sản chơi hụi, cần có giấy tờ kê khai rõ ràng   
(Ảnh minh họa)

4.2 Gia nhập, chấm dứt, rút khỏi dây hụi

Việc gia nhập, chấm dứt và rút khỏi dây hụi được quy định tại các Điều 9,10,11 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Gia nhập dây hụi:

Người tham gia dây hụi phải đảm bảo các điều kiện dưới đây

  • Có sự đồng ý của chủ hụi và các con hụi,

  • Đã đóng tất cả các phần hụi tính đến thời điểm tham gia theo thỏa thuận.

Rút khỏi dây hụi:

  • Trường hợp đã chốt hụi: phải đóng các phần hụi chưa góp, và giao lại sổ hụi nếu giữ sổ hụi,

  • Trường hợp chưa chốt hụi: được nhận lại các phần hụi đã góp theo thỏa thuận giữa các thành viên và phải trả lại một phần lãi đã nhận được nếu có, thực hiện các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận,

  • Trường hợp người tham gia dây hụi bị chết: chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho người thừa kế. Người thừa kế và các thành viên sẽ thỏa thuận với nhau.

Chấm dứt dây hụi:

Dây hụi chấm dứt khi thuộc các trường hợp sau:

  • Theo sự thỏa thuận của các thành viên tham gia,

  • Mục đích lập dây hụi đã đạt được,

  • Các trường hợp khác được quy định theo pháp luật.

4.3 Thứ tự lĩnh hụi và lãi suất

Theo Điều 19,20,21 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về thứ tự lĩnh hụi và mức lãi suất, cụ thể như sau:

Trường hợp chơi hụi không lãi:

Được xác định theo hình thức bốc thăm, biểu quyết, bình chọn hoặc các hình thức khác mà các thành viên đã thỏa thuận.

Trường hợp lĩnh hụi có lãi:

  • Thứ tự lĩnh hụi:

Người đưa ra mức lãi cao nhất là người được lĩnh hụi sớm nhất. Trường hợp nhiều người đưa ra cùng một mức lãi cao nhất, người lĩnh hụi được chọn thông qua việc bốc thăm, trừ các trường hợp đã có thỏa thuận khác.

Thành viên đã chốt hụi không được đưa thêm mức lãi trong các kỳ mở hụi kế tiếp, trừ trường hợp người đó đóng nhiều phần hụi trong một dây hụi. Khi đó, người đó sẽ được đưa ra mức lãi suất tương ứng với số phần hụi người đó đã đóng trong 1 kỳ mở hụi.

  • Mức lãi suất:

Khoản 1 Điều 468 Luật Dân sự quy định về mức lãi suất là nhỏ hơn 20%/năm, trừ trường hợp áp dụng lãi suất giới hạn do Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh theo tình hình thực tế và đề nghị của Chính phủ.

Nếu mức lãi suất mà các thành viên thỏa thuận lớn hơn mức lãi suất do Luật Dân sự quy định thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.

Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP có 3 mức xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về hụi, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 triệu đồng khi vi phạm các điều sau:

  • Con hụi không thông báo về sự thay đổi nơi cư trú cho các thành viên,

  • Không thông báo đầy đủ các thông tin về dây hụi cho người mới tham gia,

  • Không lập biên bản thỏa thuận về dây hụi hoặc lập biên bản mà không đầy đủ thông tin theo quy định pháp luật,

  • Không lập sổ hụi,

  • Không giao đủ các phần hụi cho các thành viên hốt hụi tại các kỳ mở hụi,

  • Không cho các thành viên xem các thông tin về dây hụi khi có yêu cầu,

  • Không giao giấy biên nhận khi thực hiện các giao dịch khi tổ chức dây hụi.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi có các hành vi sau:

  • Không thông báo với Ủy ban Nhân dân xã về việc tổ chức dây hụi có giá trị 100.000.000 đồng trở lên ở các kỳ mở hụi,

  • Không thông báo với Ủy ban Nhân dân xã khi tổ chức từ 2 dây hụi trở lên.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi có các hành vi sau:

  • Lợi dụng việc tổ chức dây hụi mà thực hiện hành vi cho vay nặng lãi vượt quá mức lãi suất được cho phép trong Luật Dân sự,

  • Lợi dụng tổ chức dây hụi để tập hợp vốn trái phép.

Muc-phat-tien-hi-vi-pham-cac-quy-dinh-ve-hui-co-the-len-den-20-trieu-dong

Mức phạt tiền khi vi phạm các quy định về hụi có thể lên đến 20 triệu đồng

(Ảnh minh họa)

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp các thông tin và quy định của Pháp luật về câu hỏi “Chơi hụi là gì?”. Mong các câu trả lời trên có thể cung cấp thông tin hữu ích đến cho các bạn.

Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ nhân thân sử dụng trong hầu hết các giao dịch, trong đó có giao dịch ngân hàng. Rất nhiều người cho rằng, không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản, quan điểm này có đúng không?

Tài khoản thanh toán là gì? Tìm hiểu ưu nhược điểm của tài khoản thanh toán

Tài khoản thanh toán là gì? Tìm hiểu ưu nhược điểm của tài khoản thanh toán

Tài khoản thanh toán là gì? Tìm hiểu ưu nhược điểm của tài khoản thanh toán

Tài khoản thanh toán là một trong những loại tài khoản ngân hàng, đa dạng các chức năng và tiện ích giúp người sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tài khoản thanh toán là gì, ưu nhược điểm và những lưu ý khi sử dụng.

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Tài nguyên rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng trên thực tế, rừng đang ngày càng suy kiệt. Vậy biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng đang là vấn đề thực sự nhức nhối. Những biện pháp đó sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.

Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 3 điểm khác biệt cần nắm rõ

Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 3 điểm khác biệt cần nắm rõ

Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 3 điểm khác biệt cần nắm rõ

“Tình tiết định tội” và “tình tiết định khung” là những tình tiết có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội phạm và hình phạt cho tội phạm đó. Vậy tình tiết định tội và tình tiết định khung khác nhau như thế nào, có những điểm khác biệt nào cần phân biệt rõ?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định khung hình phạt đối với người có hành vi phạm tội. Vậy, cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Sức lao động là gì? Vì sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?

Sức lao động là gì? Vì sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?

Sức lao động là gì? Vì sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?

Trong bất kỳ xã hội nào, hàng hóa sức lao động vẫn được xem là điều kiện cơ bản cho mọi quá trình sản xuất. Vậy sức lao động là gì? Vì sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì?

Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì?

Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì?

Công dân có một số quyền nhất định đối với tài sản, trong đó bao gồm quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản. Vậy quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì? Được quy định như thế nào đối với pháp luật Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu về quyền này thông qua bài viết dưới đây!