Tổ chức đánh bạc qua mạng phạt bao nhiêu năm tù?

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin như hiện nay, các hành vi vi phạm pháp luật thông qua mạng Internet ngày càng trở nên phổ biến, trong đó phải kể đến hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng hay còn gọi là cờ bạc mạng.

1. Tổ chức đánh bạc qua mạng được hiểu thế nào?

Tổ chức đánh bạc qua mạng được hiểu là hành vi sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc trực tuyến (theo Công văn 196/TANDTC-PC).

Tại khoản 1 Điều 8 Luật Công nghệ cao 2008 quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có:

1. Lợi dụng hoạt động công nghệ cao gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo đó, đánh bạc và tổ chức đánh bạc trái phép là hành vi xâm phạm trực tiếp đến trật tự xã hội, thậm chí là cả tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác. Bởi vậy, việc lợi dụng mạng Internet để tổ chức đánh bạc trái phép được coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Một số hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng phổ biến hiện nay: Tổ chức đánh bạc trên mạng Internet qua các trò tôm cua cá, xóc đĩa, tá lả, tài xỉu, …; tổ chức đại lý chạy quảng cáo để hướng dẫn những người đánh bạc tải các ứng dụng tham gia đánh bạc trực tiếp trên máy tính hoặc điện thoại cá nhân...

Cần lưu ý, theo Công văn 196/TANDTC-PC, người sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác để tổ chức đánh bạc nhưng không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội”.

Tức, nếu chỉ tổ chức đánh bạc online thông thường, các bên chỉ đánh và thu về tiền ảo thì không phải là hành vi tổ chức đánh bạc trái phép.
to chuc danh bac qua mang

2. Khi nào tổ chức đánh bạc qua mạng được coi là tội phạm?

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về Tội tổ chức đánh bạc.

Theo đó, căn cứ Điều 322 Bộ luật Hình sự, tổ chức đánh bạc qua mạng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi:

- Sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để:

+ Tổ chức cho 10 người trở lên đánh bạc cùng một lúc mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 05 triệu đồng trở lên; hoặc

+ Tổ chức cho 02 chiếu bạc trở lên hoạt động cùng lúc với trị giá tiền hoặc vật để đánh bạc từ 05 triệu đồng trở lên.

- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để tổ chức cho vụ đánh bạc có trị giá tiền hoặc hiện vật để đánh bạc từ 20 triệu đồng trở lên;

- Sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bạc như:

+ Có nơi cầm cố tài sản cho người đánh bạc hoặc có lắp đặt trang thiết bị;

+ Có bố trí người phục vụ hoặc có phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc;

+ Sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc.

- Người sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu trên hoặc hành vi của Tội đánh bạc hoặc đã bị kết án về một trong hai tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm...

3. Mức phạt Tội tổ chức đánh bạc qua mạng

Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định cụ thể về mức phạt với Tội tổ chức đánh bạc qua mạng như sau:

Hình phạt chính:

- Khung 01:

Phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm - 05 năm trong các trường hợp:

+ Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên hoặc tổ chức từ 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá từ 05 triệu đồng trở lên;

+ Sử dụng địa điểm thuộc sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 05 triệu đồng trở lên;

+ Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần từ 20 triệu đồng trở lên;

+ Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội này hoặc Tội đánh bạc, chưa được xóa án tích mà tái phạm.

- Khung 02:

Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên;

+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3. Chưa đến mức truy cứu hình sự, tổ chức đánh bạc qua mạng có bị phạt?

Tại khoản 4 Điều 28 Nghị định 144/2021 quy định như sau:

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

Theo đó, trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc qua mạng trái phép hay tổ chức cá cược ăn tiền qua mạng trái phép... có thể bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

Người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trên đây là giải đáp về mức phạt tội Tổ chức đánh bạc qua mạng. Nếu còn bất kỳ vấn đề vướng mắc nào bạn đọc gọi ngay tới tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được giải đáp kịp thời, nhanh chóng.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Quảng cáo trên truyền hình là gì? Lưu ý gì về tiếng nói, chữ viết trên quảng cáo?

Quảng cáo trên truyền hình là gì? Lưu ý gì về tiếng nói, chữ viết trên quảng cáo?

Quảng cáo trên truyền hình là gì? Lưu ý gì về tiếng nói, chữ viết trên quảng cáo?

Quảng cáo trên truyền hình là hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay. Vậy khi thực hiện quảng cáo trên truyền hình cần lưu ý những quy định pháp luật nào? Cùng tìm hiểu về quảng cáo trên truyền hình thông qua bài viết dưới đây.

Từ 01/4/2022, người dân sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể

Từ 01/4/2022, người dân sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể

Từ 01/4/2022, người dân sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể

Thời gian gần đây, tình trạng giá xăng liên tục tăng kéo theo nhiều dịch vụ khác cũng tăng giá. Tuy nhiên, từ ngày 01/4/2022 tới đây, người dân sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể do chính sách mới liên quan đến giá xăng dầu được áp dụng.

Dân quân tự vệ là gì? Bị gọi có bắt buộc phải đi không?

Dân quân tự vệ là gì? Bị gọi có bắt buộc phải đi không?

Dân quân tự vệ là gì? Bị gọi có bắt buộc phải đi không?

Trong thời kỳ hòa bình như hiện nay, dân quân tự vệ có vai trò vô cùng quan trọng trọng việc bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, đồng thời phối hợp với lực lượng an ninh giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vậy dân quân tự vệ là gì? Bị gọi có bắt buộc phải đi không?