Pháp chế doanh nghiệp cũng giống như bất cứ ngành, nghề nào khác trong xã hội, đầy triển vọng nhưng cũng không ít khó khăn. Cùng tìm hiểu về thực trạng nghề pháp chế doanh nghiệp hiện nay.
Con đường trở thành chuyên viên pháp chế doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, khi tuyển dụng nhân sự pháp chế, đều yêu cầu tối thiểu phải là người tốt nghiệp cử nhân luật. Do đó, cử nhân luật là xuất phát điểm trên con đường trở thành chuyên viên pháp chế doanh nghiệp.
Tuy cùng chung xuất phát điểm nhưng không có một quy chuẩn chung nào cho việc trở thành pháp chế viên.
Có người ra trường là được tuyển dụng làm nhân sự pháp chế ngay, rồi gắn bó với công việc. Cũng có người ra trường làm việc cho các văn phòng luật, công ty luật, tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm làm việc rồi mới ứng tuyển vào doanh nghiệp làm pháp chế. Cũng có không ít luật sư chuyển hướng sang làm pháp chế doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cũng có người, vào doanh nghiệp nhưng làm các công việc khác như hành chính, nhân sự, thư ký, trợ lý… rồi được đề bạt, bổ nhiệm cho công việc làm pháp chế.
Thậm chí có những nhân sự không qua đào tạo cử nhân luật, mà học các ngành khác như kế toán, kỹ sư xây dựng, quản trị nhân lực… nhưng có kinh nghiệm công việc, cũng được bổ nhiệm làm công tác pháp chế chuyên về hợp đồng, đấu thầu, lao động, xây dựng quy định nội bộ…
Có thể thấy, con đường trở thành chuyên viên pháp chế doanh nghiệp của mỗi người là khác nhau nhưng tựu chung, đa phần đều xuất phát là cử nhân luật tuy có một số ngoại lệ.
Thực trạng nghề pháp chế doanh nghiệp hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang ngày càng hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh, sản xuất nhưng cũng phải đối mặt với không ít rủi ro trong quá trình hoạt động. Mức độ rủi ro tăng cao cũng kéo theo nhu cầu thành lập bộ phận pháp lý riêng trong công ty tăng lên.
Nghề pháp chế hiện nay dần trở nên phổ biến hơn với nhiều cơ hội việc làm, mức lương, chế độ đãi ngộ mà pháp chế doanh nghiệp nhận được thường cao hơn, ổn định hơn những nghề luật khác.
Có không ít nhân sự sau nhiều năm làm công tác pháp chế, đã được doanh nghiệp tin tưởng bổ nhiệm các vị trí điều hành doanh nghiệp như Phó Tổng giám đốc, Tổng giám đốc...
Tuy nhiên, pháp chế doanh nghiệp là vị trí đòi hỏi chuyên môn cao, hiện nay, nhân sự pháp chế doanh nghiệp giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ chưa nhiều.
Thêm nữa, đặc thù chung của nghề luật cũng như nghề pháp chế doanh nghiệp là càng có nhiều kinh nghiệm càng được ưu tiên, và đa phần các doanh nghiệp tuyển dụng pháp chế doanh nghiệp đều đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm, các ứng viên vừa tốt nghiệp đại học sẽ ít có cơ hội hơn do phải cạnh tranh với những ứng viên đã có kinh nghiệm.
Nhân sự trẻ vào doanh nghiệp làm một thời gian, tích lũy được nhiều kinh nghiệm lại tìm cơ hội “nhảy” việc lương cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp gây tâm lý e ngại khi tuyển người trẻ.
Nhìn chung, pháp chế doanh nghiệp vẫn được đánh giá là một nghề luật “hot”, bất cứ công việc nào cũng phải có thử thách, khó khăn nhưng đương nhiên cũng có thuận lợi nhất định. Do đó, khi đã chọn cần kiên định với lựa chọn của bản thân.
Để có cái nhìn cụ thể, đa chiều về nghề pháp chế doanh nghiệp, sinh viên luật, người học luật có định hướng theo nghề pháp chế doanh nghiệp có thể tham khảo khóa học pháp chế doanh nghiệp của Học viện đào tạo Pháp chế ICA.
Liên hệ:
Fanpage: https://www.facebook.com/phapche.edu.vn
Website: https://phapche.edu.vn/
Hotline: 0564.646.646