Trường hợp nào được giám định lại thương tật cho thương binh?

Trường hợp nào được giám định lại thương tật cho thương binh, hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

1. Trường hợp nào được giám định lại thương tật cho thương binh?

Căn cứ theo Điều 40 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì thương binh được khám giám định lại thương tật:

Trường hợp 1: Thương binh có vết thương đặc biệt sau đây, nay bị tái phát dẫn đến các tình trạng sau thì được khám giám định lại:

- Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ/còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt.

- Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi/xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi/thùy phổi.

- Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật.

- Vết thương ổ bụng: Dạ dày/ruột gây biến chứng ở dạ dày/ruột/dính tắc ruột phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.

- Vết thương ở gan; mật, lách; tụy/thận/bàng quang phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.

- Vết thương ở cột sống gây biến chứng liệt/rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ.

- Các vết thương ở tay/chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi.

- Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt hoàn toàn; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.

Trường hợp 2: Đã được khám giám định kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời thì sau 03 năm được giới thiệu giám định lại để kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể vĩnh viễn.

Trường hợp 3: Đã được khám giám định nhưng còn sót vết thương/còn sót mảnh kim khí.

Trường hợp 4: Bị thương nhiều lần, đã có giấy chứng nhận bị thương của từng lần và đã được khám giám định nhưng còn thiếu lần bị thương chưa khám giám định thì được khám bổ sung vết thương.

Các trường hợp được giám định lại thương tật cho thương binh
Các trường hợp được giám định lại thương tật cho thương binh (Ảnh minh họa)

2. Hồ sơ, thủ tục khám giám định lại thương tật cho thương binh (có vết thương đặc biệt tái phát)

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ chỉ hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục khám giám định lại thương tật với trường hợp vết thương đặc biệt tái phát còn các trường hợp như còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí/có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời/khám giám định bổ sung vết thương xin được trình bày cụ thể ở bài viết khác.

2.1. Đối với trường hợp đang tại ngũ, công tác trong quân đội

Theo Điều 41 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, Điều 8 Thông tư 55/2022/TT-BQP, thủ tục khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh đang tại ngũ, công tác trong quân đội có vết thương đặc biệt tái phát như sau:

Bước 1: Thương binh làm Đơn đề nghị giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh, người bị thương theo mẫu số 33 Phụ lục I Nghị định 131/2021 kèm:

- Bản tóm tắt bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện/trung tâm y tế/tương đương trở lên (gồm cả bệnh viện quân đội, công an).

- Nếu đã phẫu thuật phải có thêm phiếu phẫu thuật.

Gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên.

Bước 2: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ nêu trên, có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt;

Có văn bản kèm theo các giấy tờ nêu trên, đề nghị cấp trên trực tiếp giải quyết theo phân cấp (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 05 ngày), gửi đến cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ thương binh.

Bước 3: Cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ thương binh, trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ lưu trữ tại cơ quan;

Có văn bản kèm theo các giấy tờ nêu trên và bản trích lục hồ sơ thương binh, bản sao giấy chứng nhận bị thương, bản sao biên bản của các lần giám định trước, báo cáo theo phân cấp, gửi đến Cục Chính sách.

Bước 4: Cục Chính sách trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định và chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giới thiệu giám định y khoa theo quy định) hoặc cấp giấy giới thiệu (đối tượng còn lại theo quy định) đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể.

Bước 5: Cục Chính trị quân khu trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định của Cục Chính sách, có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể.

Bước 6: Hội đồng giám định y khoa các cấp trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật và thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này.

Bước 7: Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý), Cục trưởng Cục Chính sách (đối tượng của các cơ quan, đơn vị còn lại) trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được biên bản giám định y khoa, có trách nhiệm ban hành quyết định điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

Chuyển hồ sơ kèm theo quyết định về cơ quan, đơn vị đề nghị để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.

2.2. Đối với trường hợp đang tại ngũ, công tác trong công an

Theo Điều 41 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, Điều 8 Thông tư 14/2023/TT-BCA, thủ tục khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh đang công tác trong công an có vết thương đặc biệt tái phát như sau:

Bước 1: Thương binh làm Đơn đề nghị giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh, người bị thương theo mẫu số 33 Phụ lục I Nghị định 131/2021 kèm:

- Bản tóm tắt bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện/trung tâm y tế/tương đương trở lên (gồm cả bệnh viện quân đội, công an).

- Nếu đã phẫu thuật phải có thêm phiếu phẫu thuật.

Gửi Công an đơn vị, địa phương nơi đang công tác.

Bước 2: Công an đơn vị, địa phương trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ trên, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang lưu giữ tại Công an đơn vị, địa phương, nếu đủ điều kiện thì có văn bản kèm theo các giấy tờ và bản sao hồ sơ thương binh, bản sao giấy chứng nhận bị thương, bản sao biên bản của các lần giám định trước đề nghị Cục Tổ chức cán bộ thẩm định.

Bước 3: Cục Tổ chức cán bộ trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm thẩm định, thông báo kết quả kèm theo hồ sơ gửi về Công an đơn vị, địa phương.

Trường hợp cần thiết, có văn bản trao đổi với cơ quan chức năng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi trả lời Công an đơn vị, địa phương.

Bước 4: Công an đơn vị, địa phương trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Cục Tổ chức cán bộ có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện gửi đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kèm bản sao hồ sơ đã thẩm định.

Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa, Công an đơn vị, địa phương có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ theo quy định và có văn bản đề nghị gửi đến Cục Tổ chức cán bộ.

Bước 5: Cục Tổ chức cán bộ trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm ban hành quyết định điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; cấp đổi giấy chứng nhận thương binh; chuyển hồ sơ kèm theo quyết định, giấy chứng nhận thương binh về Công an đơn vị, địa phương nơi lập hồ sơ đề nghị để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.

2.3. Đối với trường hợp không tại ngũ, công tác trong quân đội, công an

Bước 1: Thương binh làm Đơn đề nghị giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh, người bị thương theo mẫu số 33 Phụ lục I Nghị định 131/2021 kèm:

- Bản tóm tắt bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện/trung tâm y tế/tương đương trở lên (gồm cả bệnh viện quân đội, công an).

- Nếu đã phẫu thuật phải có thêm phiếu phẫu thuật.

Gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú.

Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ nêu trên có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang lưu tại sở.

Nếu đủ điều kiện thì gửi các giấy tờ, bản trích lục hồ sơ thương binh, bản sao giấy chứng nhận bị thương, bản sao biên bản của các lần giám định trước kèm văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.

Bước 3: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định, thông báo kết quả kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện gửi đến Hội đồng giám định y khoa kèm bản sao hồ sơ đã thẩm định.

Bước 5: Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định, ban hành biên bản giám định y khoa gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

Bước 6: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ban hành quyết định điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

Trên đây là hướng dẫn về các trường hợp và hồ sơ, thủ tục giám định lại thương tật cho thương binh, nếu cần hỗ trợ, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được tư vấn miễn phí, nhanh chóng.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Phương pháp luận là gì? Ý nghĩa của phương pháp luận với thực tế cuộc sống

Phương pháp luận là gì? Ý nghĩa của phương pháp luận với thực tế cuộc sống

Phương pháp luận là gì? Ý nghĩa của phương pháp luận với thực tế cuộc sống

Chức năng phương pháp luận là một trong hai chức năng quan trọng nhất của triết học nói chung. Vậy phương pháp luận là gì và phương pháp luận có ý nghĩa như thế nào với thực tế cuộc sống? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp luận là gì trong bài viết dưới đây.