Thực trạng lao động nông thôn nước ta hiện nay và giải pháp

Lao động nông thôn chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu lao động của nước ta. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về thực trạng lao động nông thôn nước ta hiện nay và các giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng đông đảo này.

1. Tỷ lệ lao động tại nông thôn như thế nào?

Theo báo cáo điều tra của Tổng cục Thống kê về lao động và việc làm năm 2021 thì lực lượng lao động ở khu vực nông thôn có tới 36,7 triệu người tức là chiếm 67% lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên trong số này thì tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 16%.

Lý do tỷ lệ lao động nông thôn nước ta hiện nay cao như vậy là vì tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam khá chậm và ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ chốt. Các hoạt động kinh tế ở vùng nông thôn hiện nay của Việt Nam bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và một số ngành nghề thủ công truyền thống.

lao động nông thôn nước ta hiện nay
Lao động nông thôn mang tính thời vụ (Ảnh minh hoạ)

2. Thực trạng của lao động nông thôn nước ta hiện nay

Hiện nay Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của cả nước nói chung và khu vực nông thôn nói riêng đang rất cao. Vì vậy đất nước chúng ta đang có nhiều lợi thế về lực lượng lao động nông thôn.

Tuy nhiên, ngoài lợi thể kể trên thì lực lượng lao động nông thôn Việt Nam cũng còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Đặc biệt là hạn chế về chất lượng lao động.

2.1 Đặc điểm của lao động nông thôn Việt Nam

Tùy vào các ngành nghề nông nghiệp và địa phương khác nhau thì các vùng nông thôn sẽ có đặc điểm của lao động khác nhau.Tuy nhiên có thể rút ra các đặc điểm chung sau đây:

- Lao động nông thôn thường mang tính thời vụ cao:

Đây là một đặc thù của lao động nông thôn và không thể xóa bỏ. Bởi sản xuất nông nghiệp sẽ phụ thuộc và chịu sự chi phối từ các quy luật sinh học và điều kiện tự nhiên đến từ địa hình, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng,... Các loại cây trồng phải theo mùa vụ. Do vậy việc sử dụng và phân bổ lao động một cách hợp lý ở khu vực nông thôn là một thách thức lớn.

- Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn rất dồi dào và có xu hướng gia về số lượng:

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê thì số lượng lao động khu vực nông thôn vào quý IV năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 tăng thêm khoảng gần 1 triệu lao động. Do số lượng lao động tăng nhưng việc làm lại ít nên việc phân bổ nguồn lực lao động tại khu vực nông thôn là một bài toán khó.

- Đa số lao động có trình độ thấp và chưa qua đào tạo:

Mặc dù tỷ lệ lao động khu vực nông thôn cao tuy nhiên trình độ văn hóa và chuyên môn lại thấp. Theo thống kê gần nhất thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tức là có bằng hoặc chứng chỉ từ sơ cấp trở lên ở khu vực nông thôn chỉ là 16%. Trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 39,3%. Và thấp hơn so với cả mức chung của cả nước là 24,6%.

2.2 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn nước ta hiện nay 

Hiện tại, tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp của lao động khu vực nông thôn ngày càng tăng cao. Nguyên nhân có thể đến từ thực tế khách quan như tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Việt Nam là một nước nông nghiệp do vậy mà lực lượng lao động của ngành này chiếm tỷ lệ rất cao.

Do tính thời vụ nên thời gian có việc làm của lao động chỉ khoảng 60%, 40% còn lại là thời gian nhàn rỗi. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu việc làm của lao động khu vực nông thôn và khiến thu nhập của lao động thấp đi.

Bên cạnh tình trạng thiếu việc làm thì việc thu nhập của lao động nông thôn quá thấp so với khu vực thành thị cũng là một vấn đề nan giải đối với Đảng và Nhà nước.

Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê chỉ ra rằng mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị cao gấp 1,54 lần khu vực nông thôn.

Cụ thể là thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị đạt gần 6 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó ở khu vực nông thôn chỉ đạt 3,86 triệu đồng.

Từ thực trạng trên, Đảng và Nhà nước đã thấy được rằng giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho lao động khu vực nông thôn là một vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện tại.

3. Giải pháp để giải quyết về vấn đề việc làm cho lao động nông thôn

lao động nông thôn nước ta hiện nay
lao-dong-nong-thon-nuoc-ta-hien-nay
Khi đã nhận thức và đánh giá được mức độ quan trọng của vấn đề thực trạng lao động nông thôn nước ta hiện nay thì cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết. Các giải pháp được đề xuất như sau:

Giải pháp tạo việc làm 

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Do các hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ dẫn tới lao động ngành này thiếu việc làm.

Do đó để giải quyết vấn đề này  thì các địa phương nên tận dụng các thế mạnh để phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Hoặc có thể kết hợp kiêm ngành nghề, lấp các chỗ trống thời gian nhàn rỗi.

Các ngành nghề phi nông nghiệp có thể kể đến là tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Địa phương có thể lựa chọn phát triển ngành nghề chủ chốt thứ hai sau nông nghiệp dựa vào các ưu điểm, thế mạnh của mình.

- Chuyển đổi nghề nghiệp: Với lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ thì những năm gần đây Việt Nam đã đưa rất nhiều lượt người lao động qua các nước khác để làm việc.

Ngoài việc giúp người lao động có việc làm và tăng thu nhập thì về lâu dài chúng ta cũng có những lợi ích nhất định. Đó là khi trở về Việt Nam các lao động đó chính là nguồn lao động lành nghề do đã được đào tạo và tích lũy kinh nghiệm từ những nước mình qua làm việc.

Giải pháp tăng thu nhập 

Để tăng thu nhập cho lao động khu vực nông thôn thì các địa phương nên tập trung vào công tác đào tạo nghề, nâng cao năng lực và trình độ cho người lao động. Khi người lao động có trình độ thì sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn với những lao động chưa được đào tạo và có ưu thế hơn trong đàm phán và thỏa thuận mức lương với người sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, cần có các chính sách như vay vốn giúp người lao động có thể mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng sản lượng. Đồng thời, có thể mua các máy móc hiện đại, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động.

4. Lao động nông thôn chuyển đổi nghề nghiệp được hưởng chính sách gì? 

Căn cứ Điều 15 Luật Việc làm số 38/2013/QH13, căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lao động nông thôn được hưởng được chính sách sau khi chuyển đổi nghề nghiệp:

- Hỗ trợ học nghề;

- Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề;

- Giới thiệu việc làm miễn phí;

- Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật này.

Vấn đề lao động và việc làm tại khu vực nông thôn là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt là khi Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Vậy nên bài viết này đã  nêu lên thực trạng của lao động nông thôn nước ta hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

9+ Mẫu lời cảm ơn trong tiểu luận chuyên nghiệp, ý nghĩa nhất

9+ Mẫu lời cảm ơn trong tiểu luận chuyên nghiệp, ý nghĩa nhất

9+ Mẫu lời cảm ơn trong tiểu luận chuyên nghiệp, ý nghĩa nhất

Lời cảm ơn trong tiểu luận tuy không thuộc nội dung chính nhưng lại giữ vai trò quan trọng tạo nên sự chuyên nghiệp của bài viết. Một lời cảm ơn chân thành và ý nghĩa sẽ tạo được ấn tượng tốt với các thầy, cô hướng dẫn và hội đồng chấm thi. Hãy tham khảo các mẫu lời cảm ơn trong tiểu luận qua bài viết dưới đây!