Giai cấp là gì? Các giai cấp trong xã hội

Khi chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội bắt đầu có sự phân hóa về tài sản và chức năng lao động. Điều này dẫn đến sự ra đời của giai cấp xuyên suốt dòng lịch sử nhân loại. Để hiểu rõ nguyên nhân và tác động của giai cấp là gì, bài viết sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về khái niệm này.

1. Giai cấp là gì?

Có thể hiểu đây là một hệ thống phân tầng những nhóm người có vị trí xã hội khác nhau dựa vào nhiều yếu tố như tài sản, quyền lực, chức năng lao động… Sở hữu tài sản càng cao thì giai cấp của họ càng cao, sức mạnh quyền lực càng lớn. Ngược lại, những người ít có tài sản và quyền lực trong tay, giai cấp của họ càng thấp trong xã hội.

Giai cấp là gì
Giai cấp là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Nguồn gốc của giai cấp là gì?

Theo triết học, tư liệu sản xuất là yếu tố hàng đầu tạo nên kinh tế thịnh vượng cho một cá nhân hay tổ chức. Khi xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, con người cũng có sự hưởng thụ tài sản và khả năng lao động khác nhau. Từ đó mà tầng lớp lao động cũng dần có sự phân hoá đa dạng. Đặc trưng riêng về năng lực, thu nhập, quyền lực và vị trí xã hội trong sản xuất kinh tế.

​​Như vậy, sự xuất hiện tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp đến sự ra đời của giai cấp. Sự phân hoá và vấn đề mâu thuẫn giai cấp là gì trong mỗi giai đoạn xã hội? Phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết hơn về các giai đoạn phát triển của xã hội và sự hình thành của giai cấp trong từng thời kỳ lịch sử.

3. Các giai cấp trong xã hội

Mỗi thời kỳ, xã hội lại có sự phân hóa khác nhau về giai cấp. Vì vậy mà đặc điểm và chức năng của mỗi giai cấp cũng khác nhau tùy vào tình hình kinh tế - xã hội thời đó. Sự khác biệt có thể thấy ở 3 giai đoạn sau:

3.1 Các giai cấp trong xã hội phong kiến

Bản chất giai cấp thời phong kiến chủ yếu dựa trên quyền sở hữu đất đai. Vị thế xã hội xuất hiện những cái tên trong giai cấp thống trị như địa chủ, lãnh chúa có chức quyền mạnh mẽ. Giai cấp này có chức năng quan trọng trong kiểm soát ruộng đất và tạo cơ hội công ăn việc làm cho giai cấp bị trị.

Lực lượng đông đảo trong xã hội là người dân lao động cũng là giai cấp bị trị trong xã hội phong kiến. Giai cấp này không có quyền sở hữu đất đai và tài sản lớn. Họ làm việc dưới quyền của giai cấp thống trị, cung cấp sức lao động để sản xuất kinh tế xã hội. Tuy nhiên, tầng lớp này luôn chịu sự bất công dưới chế độ quản lý hà khắc bóc lột nặng nề của giai cấp thống trị.

3.2 Các giai cấp trong xã hội tư bản

Bước vào giai đoạn chủ nghĩa tư bản với những tiến bộ về khoa học công nghệ, nền kinh tế xã hội phát triển tự do và thiên về kỹ thuật công nghiệp là chủ yếu. Bấy giờ, hình thức sở hữu tư liệu sản xuất không còn tập trung ở lãnh chúa, địa nô. Chúng thuộc quyền sở hữu tư nhân trong xã hội tư bản.

Theo quan điểm giai cấp của Karl Marx, hệ thống phân cấp chia làm hai giai cấp chính là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Với việc sở hữu tài sản và tài chính giúp giai cấp tư sản có quyền lực và ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế và chính trị. Họ đầu tư vào các cuộc chạy đua bầu cử chính trị và đảng phái, tác động mạnh mẽ vào chính sách xã hội và quyết định quan trọng về kinh tế.

Mâu thuẫn giai cấp gay gắt trong xã hội tư bản
Mâu thuẫn giai cấp gay gắt trong xã hội tư bản (Ảnh minh hoạ)

Ngược lại, giai cấp vô sản với tầng lớp lao động chủ yếu là công nhân làm việc trong các xí nghiệp nhà máy. Họ luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế vì không có quyền sở hữu tài sản. Sức lao động không được công nhận và không hưởng lợi từ nền kinh tế phát triển. Việc này dẫn đến mâu thuẫn giai cấp sâu sắc và trở thành động lực cách mạng đấu tranh đổi mới xã hội.

3.3 Các giai cấp trong xã hội chủ nghĩa

Theo chủ nghĩa Marx - Lenin, “Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản".  Dựa vào căn cứ này, việc giải phóng giai cấp là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đại diện là tầng lớp công nhân và nhân dân lao động. Tính giai cấp không còn dựa vào việc sở hữu tư sản mà phân hoá theo các chức năng lao động trong xã hội như:

  • Giai cấp công nhân
  • Giai cấp nông dân
  • Giai cấp tri thức
  • Giai cấp lãnh đạo
  • Giai cấp tiểu thương, doanh nghiệp tự do

Các thành phần giai cấp hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển nền kinh tế bình đẳng, đoàn kết và tự do hoá trong phạm vi luật pháp quốc gia. Đây là xã hội ít có sự chênh lệch lớn về giai cấp. Mặc dù vậy, những hệ quả bất lợi của sự phân chia giai cấp là gì trong xã hội? Phần tiếp theo sẽ đi vào chi tiết vấn đề này.

4. Tác động của giai cấp đối với những giá trị xã hội 

Giai cấp góp phần ổn định trật tự xã hội, là động lực quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất lao động tăng trưởng. Từ đó, chúng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hiện đại và tiến bộ. Thế nhưng, những tác động tiêu cực xảy ra trong xã hội giai cấp vẫn còn là những thách thức khó khăn.

4.1 Sự khác biệt giàu và nghèo

Tư liệu sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với giai cấp. Những người sở hữu càng nhiều tư liệu sản xuất, họ càng có nhiều quyền lực và sự giàu có cũng không ngừng tăng lên. Môi trường tiếp cận với giáo dục và nguồn lực xã hội cũng thuận lợi và đạt được thành công cao hơn những người khác.

Tuy nhiên, điều đó lại không thể với những người có giai cấp thấp trong xã hội. Nguồn tài sản ít ỏi và vị trí xã hội thấp kém khiến họ không thể tiếp cận môi trường phát triển tốt. Do vậy, mức thu nhập cũng không cao và nguy cơ nghèo đói xuất hiện. Những vấn đề an sinh xã hội phần lớn cũng xảy ra trong nhóm này.

Sự khác biệt giàu - nghèo về nơi sinh sống trong thành phố Dar es Salaam, Tanzania
Sự khác biệt giàu - nghèo về nơi sinh sống trong thành phố Dar es Salaam, Tanzania (Ảnh minh hoạ)

Sự phân hoá giàu nghèo gắn liền với bất bình đẳng xã hội và phân công lao động. Là kết quả của nhiều yếu tố trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Về mặt lợi của sự phân hoá này là góp phần kích thích sự phấn đấu của con người, gia tăng phúc lợi xã hội và hỗ trợ việc làm cho người nghèo. Nhưng nó cũng làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhiều tệ nạn xảy ra ảnh hưởng đến an ninh xã hội.

4.2 Bất bình đẳng về quyền lợi con người

Giai cấp có tác động đáng kể đến bất bình đẳng về quyền lợi con người. Các tầng lớp giàu có sử dụng quyền lực và tài sản của mình bảo vệ quyền lợi. Thế nhưng, những người thuộc tầng lớp nghèo hơn thường bị phân biệt đối xử và không được hưởng những quyền lợi cơ bản để phát triển.

Vì vậy, để giảm thiểu bất bình đẳng về quyền lợi con người, chính phủ cần có các chính sách và biện pháp để cân bằng dân chủ. Mọi người đều được hưởng những quyền lợi cơ bản về giáo dục, lao động, sức khỏe và an sinh xã hội. Đồng thời, chính phủ cũng cần thực hiện công bằng xã hội về mức thu nhập giữa các tầng lớp khác nhau.

4.3 Thách thức sự tiến bộ xã hội

Một xã hội phân hoá giai cấp nghiêm trọng là nguy cơ đối với sự phát triển xã hội. Nhóm giàu có nắm trong tay quá nhiều của cải và quyền lực để đảm bảo vị thế của mình. Môi trường sống cũng phân hoá nặng nề, bất bình đẳng trong quyền lợi con người về nhu cầu phát triển. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt và sinh nhiều tệ nạn xã hội, cản trở sự phát triển của quốc gia.

Để giải quyết vấn nạn này, các chính sách phân hoá lao động việc làm và thu nhập được thiết lập. Quyền lợi của người lao động được đảm bảo cũng như tạo ra nhiều cơ sở để đào tạo nguồn lao động chất lượng. Người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội hỗ trợ đời sống và các chính sách ưu tiên (hộ nghèo, dân tộc thiểu số..). Nhờ vậy, mức độ phân hoá được cân bằng về chất lượng cuộc sống, nâng cao trình độ phát triển của nhóm giai cấp thấp hơn.

Đồng thời, chính phủ cũng ban hành các chính sách quản lý thuế cá nhân và doanh nghiệp thượng lưu trong xã hội. Đây cũng là biện pháp hiệu quả để giảm bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp. Việc này cũng góp phần cân bằng ngân sách, tăng cường phát triển cơ sở vật chất công cộng và thúc đẩy nền kinh tế. Việc đóng thuế cá nhân cũng là một phần trách nhiệm của công dân đối với xã hội.

Mâu thuẫn giai cấp là hiện tượng gắn với sự phát triển của xã hội. Muốn giải quyết, mỗi quốc gia cần chính sách và biện pháp xã hội hóa và phân phối tài sản. Để tất cả người dân đều có cơ hội phát triển con người toàn diện.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mâu thuẫn giai cấp là gì và tầm quan trọng của việc giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong xã hội hiện nay. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Có được xin cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy không?

Có được xin cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy không?

Có được xin cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy không?

Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy là chứng nhận được cấp sau khi cá nhân, tổ chức được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy. Vậy việc xin cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được quy định thế nào?

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Phương pháp luận là gì? Ý nghĩa của phương pháp luận với thực tế cuộc sống

Phương pháp luận là gì? Ý nghĩa của phương pháp luận với thực tế cuộc sống

Phương pháp luận là gì? Ý nghĩa của phương pháp luận với thực tế cuộc sống

Chức năng phương pháp luận là một trong hai chức năng quan trọng nhất của triết học nói chung. Vậy phương pháp luận là gì và phương pháp luận có ý nghĩa như thế nào với thực tế cuộc sống? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp luận là gì trong bài viết dưới đây.