Ai có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy 2024?

Phương án chữa cháy của cơ sở phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành. Vậy hiện nay ai có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy?

1. Ai có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy 2024?

Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy
Ai có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy? (Ảnh minh họa)

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 149/2020/TT-BCA, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 32/2024/TT-BCA (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/8/2024), thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy được quy định cụ thể như sau:

Trưởng phòng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH của Công an cấp tỉnh phê duyệt:

- Phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, khu dân cư có nguy hiểm về cháy nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện việc chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.

- Phương án chữa cháy của cơ sở nêu tại Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP được phân cấp quản lý, như:

  • Nhà chung cư từ 05 tầng hoặc tổng khối tích từ 5.000m3; nhà tập thể, ký túc xá từ 5 tầng hoặc tổng khối tích từ 2.500m3; nhà hỗn hợp từ 05 tầng hoặc tổng khối tích từ 1.500m3.

  • Nhà trẻ, mầm non, mẫu giáo 100 cháu trở lên hoặc tổng khối tích các khối nhà học tập và phục vụ học tập từ 1.000m3.

  • Trường tiểu học, THCS tổng khối tích các khối học tập và phục vụ học tập từ 2.000m3.

  • Trường THPT, THPT nhiều cấp; trường cao đẳng, học viện, đại học; trường dạy nghề; trường trung cấp chuyên nghiệp; cơ sở giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục khác có tổng khối tích các khối nhà học tập và phục vụ học tập 1.000m3 trở lên.

  • Bệnh viện; phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục vụ chức năng và chỉnh hình, nhà dưỡng lão, trung tâm y tế, cơ sở phòng chống dịch bệnh, cơ sở y tế khác cao 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.000m3.

  • Nhà hát, rạp xiếc, rạp chiếu phim; trung tâm tổ chức sự kiện, hội nghị, nhà văn hoá 3 tầng trở lên hoặc tổng khối tích của các nhà tổ chức sự kiện, hội nghị, văn hoá từ 1.500m3

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, bán bar, vũ trường, câu lạc bộ 3 tầng trở lên hoặc tổng khối tích các khối nhà phục vụ kinh doanh 1.000m3 trở lên

  • Vườn thú, công viên giải trí, thuỷ cung khối tích từ 1.500m3.

  • Chợ hạng 1, 2; trung tâm thương mại, siêu thị, điện máy, cơ sở kinh doanh dịch vụ; ăn uống, cơ sở kinh doanh các hàng hoá dễ cháy nổ tổng diện tích kinh doanh từ 300m2 hoặc tổng khối tích các khối nhà phục vụ kinh doanh 1.000m3 trở lên.

  • Và các cơ sở khác theo quy định.

  • Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt:

- Phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, khu dân cư có nguy hiểm về cháy nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ PCCC và cứu nạn cứu hộ.

- Phương án chữa cháy của cơ sở nêu tại Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP được phân cấp quản lý (ví dụ như các cơ sở được nêu trên).

  • Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt phương án chữa cháy của khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình.

  • Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục tại Phụ lục IV ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở thuộc phạm vi quản lý của mình, các cơ sở như:

  • Nhà chung cư dưới 05 tầng, tổng khối tích dưới 5.000m3; nhà tập thể, ký túc xá dưới 05 tầng có tổng khối tích dưới 2.500m3; nhà hỗn hợp dưới 05 tầng hoặc tổng khối tích dưới 1.500m3.

  • Nhà trẻ, mầm non, mẫu giáo dưới  100 cháu có tổng khối tích các khối nhà học tập và phục vụ học tập dưới 1.000m3

  • Trường tiểu học, THCS tổng khối tích các khối học tập và phục vụ học tập dưới 2.000m3

  • Trường THPT, THPT nhiều cấp; trường cao đẳng, học viện, đại học; trường dạy nghề

  • ​Trường trung cấp chuyên nghiệp; cơ sở giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục khác có tổng khối tích các khối nhà học tập và phục vụ học tập dưới 1.000m3.

  • Bệnh viện; phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục vụ chức năng và chỉnh hình, nhà dưỡng lão, trung tâm y tế, cơ sở phòng chống dịch bệnh, cơ sở y tế khác dưới 3 tầng trở lên, khối tích dưới 1.000m3.

  • Trung tâm tổ chức sự kiện, hội nghị, nhà văn hoá dưới 3 tầng, tổng khối tích của các nhà tổ chức sự kiện, hội nghị, văn hoá dưới 1.500m3

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, bán bar, vũ trường, câu lạc bộ 3 tầng trở lên hoặc tổng khối tích các khối nhà phục vụ kinh doanh dưới 1.000m3

  • Vườn thú, công viên giải trí, thuỷ cung khối tích dưới 1.500m3.

  • Chợ hạng 3; trung tâm thương mại, siêu thị, điện máy, cơ sở kinh doanh dịch vụ; ăn uống, cơ sở kinh doanh các hàng hóa dễ cháy nổ tổng diện tích kinh doanh dưới 300m2, tổng khối tích các khối nhà phục vụ kinh doanh dưới 1.000m3.

  • Chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo PCCC phê duyệt phương án PCCC đối với phương thiện thuộc phạm vi quản lý.

2. Phương án chữa cháy gồm những loại nào? Có nội dung gì?

Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy
Phương án chữa cháy gồm những loại nào? Có nội dung gì? (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, các loại phương án chữa cháy và nội dung của các phương án được quy định như sau:

* Các loại phương án chữa cháy hiện nay gồm có:

  • Phương án chữa cháy cơ sở.

  • Phương án chữa cháy của cơ quan Công an.

* Nội dung của phương án chữa cháy đảm bảo yêu cầu:

  • Nêu được tính chất và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ, độc, các điều kiện liên quan đến chữa cháy.

  • Đề ra được các tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy ở từng mức độ khác nhau.

  • Đề ra kế hoạch để huy động, sử dụng lực lượng và phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc để phục vụ chữa cháy phù hợp từng giai đoạn của mỗi tình huống cháy.

  • Phương án chữa cháy phải được bổ sung và chính lý kịp thời, được cấp thẩm quyền phê duyệt lại khi có thay đổi lớn về quy mô, tính chất, và đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ, độ, các điều kiện liên quan đến việc chữa cháy.

3. Khi nào thực tập phương án chữa cháy?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 149/2020/TT-BCA, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 32/2024/TT-BCA quy định về thời gian thực tập phương án chữa cháy như sau:

  • Phương án chữa cháy cơ sở thuộc diện quản lý PCCC, khu dân cư, phương tiện giao thông có giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo PCCC:

  • Thực tập ít nhất 01 lần/năm;

  • Thực tập đột xuất khi có yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC đối với các sự kiện đặc biệt về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội được tổ chức tại địa phương.

  • Phương án chữa cháy của cơ quan Công an được tổ chức thực tập khi có yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt về phương án chữa cháy.

Trên đây là những thông tin về Ai có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy 2024?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đất nông nghiệp có chia vị trí không? Giá đất nông nghiệp thế nào?

Đất nông nghiệp có chia vị trí không? Giá đất nông nghiệp thế nào?

Đất nông nghiệp có chia vị trí không? Giá đất nông nghiệp thế nào?

Đất nông nghiệp có chia vị trí không? Xác định vị trí đất nông nghiệp để làm gì? Nguyên tắc xác định vị trí đất nông nghiệp tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh? Hướng dẫn xem giá đất nông nghiệp theo vị trí. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin quy định pháp luật về những vấn đề này.