1. Phí phạt trả nợ trước hạn
Thông thường, trong các hợp đồng vay, các bên đều có thoả thuận về việc phạt vi phạm khi người vay trả nợ trước hạn. Phí phạt trả nợ trước hạn được xem là khoản tiền mà người vay phải trả thêm do đã vi phạm về thời hạn vay đã thoả thuận/cam kết trước đó.
Cách tính phí trả nợ trước hạn do ngân hàng và người vay tự thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, phí trả nợ trước hạn thường được tính theo công thức:
Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ trả nợ trước hạn x số tiền trả trước
Trong đó:
Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn: Tỷ lệ % trả nợ trước hạn do ngân hàng và khách hàng vay thoả thuận và được ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng.
Số tiền trả trước: Là số tiền vay còn lại trong tổng số tiền vay mà khách hàng muốn trả trước thời hạn thoả thuận.
Ví dụ:
Anh A vay 600 triệu đồng trong thời gian 24 tháng, hợp đồng thỏa thuận phí phạt trả nợ trước hạn là 2%.
03 tháng trước khi hết hạn hợp đồng vay, anh A muốn trả nốt số tiền gốc còn lại là 200 triệu đồng. Khi đó, phí trả nợ trước hạn mà anh A phải trả được tính như sau:
Phí trả nợ trước hạn = 2% x 200 triệu đồng = 04 triệu đồng.
Bạn đọc có thể tham khảo phí trả nợ trước hạn của một số ngân hàng hiện nay:
STT |
Ngân hàng |
Phí trả nợ trước hạn |
1 |
Vietcombank |
- Vay ngắn hạn: Miễn phí - Các khoản vay trung hạn, dài hạn: 0,3 - 1%/số tiền trả nợ trước hạn |
2 |
Agribank |
- Khách hàng vay, trả ngay trong ngày: 0,5%/số tiền trả trước hạn, tối thiểu 500.000 VNĐ và tối đa 20 triệu đồng. - Khách hàng vay > 01 ngày: + Vay ngắn hạn:
- Vay trung, dài hạn:
|
3 |
Techcombank |
- Trong năm đầu: 3% số tiền trả trước hạn. - Trong năm thứ hai: 3% số tiền trả trước hạn. - Từ năm thứ ba: 2% số tiền trả trước hạn. Lưu ý: Số tiền trả tối thiểu là 200.000 đồng và áp dụng cho các khoản vay trước 23/6/2014 trừ vay hỗ trợ kinh doanh - hạn mức quay vòng, vay cầm cố sổ tiết kiệm, khoản vay sau 23/6/2014 trừ vay hộ kinh doanh, vay cầm cố sổ tiết kiệm |
4 |
OCB |
- Bên vay đã thanh toán dưới 06 kỳ trả nợ: 5%/dư nợ gốc còn lại. - Bên vay đã thanh toán từ 06 kỳ trả nợ trở lên: 3%/dư nợ gốc còn lại. (áp dụng với vay phục vụ nhu cầu đời sống tại khối khách hàng đại chúng) |
2. Xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ
Đối với các khoản vay thế chấp bằng quyền sử dụng đất, sau khi đã giải ngân khoản vay ở ngân hàng và lấy lại sổ đỏ thì bạn nên làm ngay thủ tục xóa thế chấp.
2.1. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ bao gồm:
-
Phiếu yêu cầu xóa đăng ký;
-
Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
-
Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp.
Căn cứ Điều 33 Nghị định 99/2022/NĐ-CP
2.2. Trình tự thực hiện thủ tục
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung xóa đăng ký vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận.
Trên đây là 2 lưu ý khi trả nợ thế chấp trước hạn. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.