Luật kinh tế là gì? Cơ hội việc làm cho người học luật kinh tế

Trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc am hiểu luật kinh tế sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia trong ngành cùng với cơ hội việc làm hấp dẫn. Hiện nay, ngành luật kinh tế đang là một trong những ngành  thu hút được nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn. Vậy luật kinh tế là gì? Cơ hội việc làm cho người học luật kinh tế như thế nào. Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

1. Luật kinh tế là gì?

1.1 Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là một tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế được phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

Luật kinh tế là gì? Là chủ đề được nhiều bạn học sinh quan tâm
Luật kinh tế là gì? Là chủ đề được nhiều bạn học sinh quan tâm (Ảnh minh hoạ)

Luật kinh tế điều chỉnh hai nhóm quan hệ chủ yếu, đó chính là:

  • Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp, được phát sinh thực tế trong quá trình tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau được phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, luật kinh tế còn điều chỉnh các quan hệ kinh tế nội bộ, cụ thể là  điều chỉnh các quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của một doanh nghiệp, của một chủ thể kinh doanh. Chủ thể của luật kinh tế chính là các chủ thể kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

1.2 Ngành luật kinh tế là gì?

Ngành luật kinh tế là một ngành học kết hợp giữa luật học và các kiến thức tổng hợp từ kinh tế học, bao gồm: thương mại, kinh tế.

Ngành luật kinh tế sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao và những kỹ năng chuyên sâu về pháp luật và thực tiễn pháp lý trong kinh doanh, khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau và sự quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp.

2. Ngành luật kinh tế học những gì?

Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế sẽ được trang bị khối kiến thức chi tiết đầy đủ về: Luật hành chính dân sự; luật hiến pháp; luật sở hữu trí tuệ; pháp luật và chủ thể kinh doanh; luật tố tụng hình sự; luật thương mại quốc tế; luật đất đai; luật cạnh tranh; luật tài chính; luật môi trường; luật đầu tư; luật kinh doanh quốc tế; luật tài sản,…

Ngành Luật kinh tế sẽ trang bị cho các sinh viên những kiến thức cơ bản về hầu hết các luật của Nhà nước quy định, ban hành, nhưng trong đó sẽ tập trung vào các luật liên quan đến lĩnh vực thương mại và các vấn đề về kinh tế.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu và chương trình đào tạo của mỗi trường Đại học thì ngành Luật kinh tế được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau ví dụ như: Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế, Luật kinh doanh, Luật Tài chính ngân hàng, Luật đầu tư, Luật chứng khoán,..

3. Ngành luật kinh tế học ở trường nào?

Khi đã hiểu được luật kinh tế là gì? Luật kinh tế học những gì? Tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa cho bạn một số trường đào tạo ngành luật kinh tế để bạn tham khảo:

Các trường đào tạo luật kinh tế ở miền Bắc

  • Trường Đại học Luật Hà Nội
  • Trường Đại học Thương mại
  • Học viện Ngân hàng:
  • Trường Đại học Mở Hà Nội
Đại học Luật Hà Nội là trường được lựa chọn hàng đầu của các học sinh muốn theo học ngành luật kinh tế
Đại học Luật Hà Nội là trường được lựa chọn hàng đầu của các học sinh muốn theo học ngành luật kinh tế (Ảnh minh hoạ)

Các trường đào tạo luật kinh tế ở miền Trung

  • Trường Đại học Đông Á
  • Trường Đại học Luật – Đại học Huế
  • Trường Đại học Tài chính – Kế toán
  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

Các trường đào tạo luật kinh tế ở miền Nam

  • Trường Đại học Kinh tế – Luật
  • Trường Đại học Mở TP HCM
  • Đại Học Ngân Hàng TP.HCM

4. Học luật kinh tế ra làm gì?

Nhu cầu lao động trong ngành này là rất cao nhờ vào các hoạt động kinh tế và thương mại hiện nay đang ở giai đoạn phát triển khá mạnh, vì vậy luật kinh tế là điều cần thiết để các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề trong hoạt động kinh doanh của mình.

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành luật kinh tế, bạn có thể xin việc và đảm đương một số vị trí như sau :

  • Luật sư chuyên ngành luật kinh tế với hai công việc chính cụ thể: biện hộ và cố vấn, tư vấn cho các tổ chức kinh tế - xã hội hay tại các doanh nghiệp. Điều kiện là bạn cần phải có chứng chỉ luật sư.

>> Có thể bạn quan tâm: Con đường trở thành luật sư ở Việt Nam

  • Chuyên gia, chuyên viên tư vấn những vấn đề pháp lý tại các cơ quan nhà nước hay cũng có thể là các doanh nghiệp; các tổ chức kinh tế, xã hội
  • Chuyên viên/nhân viên thực hiện những dịch vụ pháp lý của luật sư.
  • Chuyên viên/nhân viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp

Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu và giảng dạy về bộ môn luật kinh tế tại các trường đại học có dạy bộ môn này và  trong viện nghiên cứu hay các cơ sở giáo dục,....

5. Giải đáp một số câu khác liên quan đến học luật kinh tế

Bên cạnh những thắc mắc về luật kinh tế là gì? Một số bạn cũng có một số câu hỏi liên quan đến luật kinh tế. Dưới đây chúng tôi xin trả lời một số câu hỏi như sau để bạn nắm rõ nhé!

5.1 Con gái có nên học luật kinh tế?

Ngành Luật Kinh tế là một lựa chọn phù hợp với tất cả các bạn học sinh có yêu thích và đam mê tìm hiểu về pháp luật kinh tế và cũng có những mong muốn được làm việc trong lĩnh vực đang phát triển này.

Nếu bạn còn băn khoăn về câu hỏi con gái có nên học Luật kinh tế không thì hãy bạn hãy yên tâm bởi vì đây là một trong những ngành học tương đối khá phù hợp với các bạn nữ nếu bạn có tính tỉ mỉ, kiên nhẫn trong học tập cũng như làm việc.

Bởi vì ngành Luật ngoài đòi hỏi tư duy logic thì cũng là  một trong những ngành học đòi hỏi cần có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn.

Bên cạnh đó, ngành luật kinh tế cũng sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp và khả năng nắm bắt tâm lý một cách tinh tế giúp bạn giải quyết công việc nhanh chóng hơn khi gặp rắc rối phát sinh trong công việc.

5.2 Học luật kinh tế có khó không?

Nhiều bạn thí sinh khi tìm hiểu về ngành luật kinh tế, lo lắng rằng liệu học luật kinh tế có khó không?

Tuy nhiên, để trả lời chính xác được câu hỏi học Luật kinh tế có khó không thì phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của chính bản thân người học. Nếu thực sự yêu thích, đam mê, quyết tâm theo đuổi, chúng tôi tin rằng luật kinh tế sẽ không phải là ngành học khó đối với bạn.

Nhiều bạn học sinh cho rằng học ngành luật bắt buộc phải thuộc lòng được tất cả các điều khoản trong các bộ luật khác nhau, khiến các bạn rất áp lực và sợ hãi. Nhưng thực tế điều mà bạn cần làm ở đây chính là việc nắm vững các kiến thức cơ bản, hiểu được bản chất và có kỹ năng để vận dụng thật tốt, linh hoạt vào trong công việc của mình thực tế sau này.

Học luật kinh tế không khó khi bạn có đam mê và quyết tâm
Học luật kinh tế không khó khi bạn có đam mê và quyết tâm (Ảnh minh hoạ)

Một khi bạn đã có đam mê và quyết tâm thì những thử thách của trường luật sẽ không ngăn cản bạn. Khi vượt qua được những khó khăn này, bạn sẽ cảm thấy tự hào về chính bản thân mình.

5.3 Điểm chuẩn ngành luật kinh tế các trường 2022

Tên trường

Tổ hợp môn

Điểm trúng tuyển

Đại học Luật Hà Nội

A00

26.35

Đại học Luật Hà Nội

A01

26.55

Đại học Luật Hà Nội

C00

29.5

Đại học Luật Hà Nội

D01, D02, D03, D05, D06

26.8

Đại học Thương Mại

A00, A01, D01, D07

25.8

Học viện Ngân hàng

A00, A01, D01, D07

25.8

Đại học Mở Hà Nội

A00, A01, D01

23.55

Đại học Đông Á

18

Đại học Luật - Đại học Huế

A00, C00, C20, D01

19

Đại học Mở TP.HCM

A00; D01; D07; D14

21.5

Đại Học Ngân Hàng TP.HCM

A00; A01; C00; D01

25

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi đã giải đáp được những thắc mắc xoay quanh chủ đề luật kinh tế là gì? Cơ hội việc làm cho người học luật kinh tế. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp chi tiết hơn.

Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích giúp các bạn có lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất với chính mình.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Điểm ưu tiên là gì? Cách tính điểm ưu tiên 2023 chuẩn

Điểm ưu tiên là gì? Cách tính điểm ưu tiên 2023 chuẩn

Điểm ưu tiên là gì? Cách tính điểm ưu tiên 2023 chuẩn

Trước mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng,  những thắc mắc về điểm ưu tiên là gì? Cách tính điểm ưu tiên chuẩn như thế nào luôn được quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này cũng như tính mới nhất năm 2023.

Thi đánh giá năng lực là gì? Ý nghĩa của thi đánh giá năng lực

Thi đánh giá năng lực là gì? Ý nghĩa của thi đánh giá năng lực

Thi đánh giá năng lực là gì? Ý nghĩa của thi đánh giá năng lực

Với mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển dụng thì hiện nay đã có một số trường Đại học tự tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh ngoài kỳ thi xét tuyển đại học theo phương thức truyền thống . Vậy bạn đã biết thi đánh giá năng lực là gì? Ý nghĩa của thi đánh giá năng lực là gì? Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về kỳ thi đánh giá năng lực nhé!