Lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại thực hiện thế nào?

Lợi dụng khi người khác gặp khó khăn để lừa đảo là chiêu trò phổ biến và đặc biệt, thời gian gần đây, nhiều đối tượng lừa đảo qua mạng với chiêu thức yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại. Vậy thực hư chiêu trò đó thế nào? Cách thức hành động của chúng ra sao?

 

Chiêu trò lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại

Lợi dụng việc lo sợ khi “lỡ” phạm tội hoặc tâm lý lo lắng cho người có hành vi vi phạm pháp luật của người thân, nhiều đối tượng đã giở chiêu trò lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại.

Thông thường, các chiêu trò bọn chúng thường áp dụng sẽ thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Giả công an gọi điện khai thác thông tin cá nhân

Khi có được số điện thoại của người thân hoặc chính người phạm tội hoặc của bất cứ ai, các đối tượng lừa đảo sẽ “sắm vai” là công an điều tra để gọi điện thoại khai thác các thông tin của nạn nhân. Các thông tin thường bị khai thác gồm các thông tin cơ bản: Họ tên, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ thường trú…

Bước 2: Làm giả lệnh bắt với nhiều tội danh

Sau khi đã thực hiện khai thác thông tin cá nhân, những kẻ lừa đảo sẽ làm giả lệnh bắt, lệnh tạm giam… và gửi về địa chỉ thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi đang ở thực tế của nạn nhân với nhiều loại tội danh nghe có vẻ rất nghiêm trọng như buôn bán ma tuý, buôn người, lừa đảo…

Do đó, trong trường hợp này, không chỉ có những người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà kể cả những người dân bình thường cũng có thể trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo này bởi sau bước trên, bọn chúng thường nắm bắt được khá nhiều thông tin về nhân thân, các mối quan hệ, hành động… của nạn nhân.

Bước 3: Yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để được tại ngoại

Sau khi gửi lệnh tạm giam, tạm giữ, lệnh bắt cho nạn nhân, các đối tượng này tiếp tục tiếp cận hoặc gọi điện thoại yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền vào số tài khoản có sẵn của bọn chúng hoặc nạn nhân tự đăng ký tài khoản ngân hàng, chuyển tiền vào đó và cung cấp tài khoản, mật khẩu, mã OTP của số tài khoản đó.

lua dao yeu cau dong tien bao lanh tai ngoai


Có được nộp tiền để được tại ngoại không?

Lợi dụng việc không nắm được quy định của pháp luật, nhiều kẻ lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại khi nạn nhân “lỡ” dính vào một trong các vụ án hoặc thậm chí ngay cả khi nạn nhân không có hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có thể đặt tiền để bảo đảm thay thế cho tạm giam. Tuy nhiên, không phải hành vi vi phạm pháp luật nào cũng được đóng tiền để tại ngoại. Theo Điều 122 này, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cùng với nhân thân, tình trạng tài sản của bị can, bị cáo để quyết định có cho họ/người thân đặt tiền để bảo đảm không.

Căn cứ Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, các trường hợp có thể được nộp tiền để được tại ngoại gồm:

- Người không bị tạm giam theo Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự: Bị can/bị cáo phạm tội tí nghiêm trọng; là phụ nữ có thai/đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người già yếu; bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng…

- Làm giấy cam đoan: Có mặt theo giấy triệu tập trừ bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; không bỏ trốn/tiếp tục phạm tội; không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp sai sự thật tại liệu, chứng cứ…

lua dao yeu cau dong tien bao lanh tai ngoai

Và khi muốn nộp tiền để tại ngoại thì không phải ngay lập tức người thân/bị can, bị cáo được nộp tiền mà phải thực hiện theo trình tự nêu tại Điều 22 Thông tư liên tịch số 04 năm 2018 sau đây:

Bước 1: Người thân/bị can, bị cáo làm giấy camđoan về việc thực hiện nghĩa vụ.

Bước 2: Cơ quan điều ra ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.

Bước 3: Cơ quan điều tra có văn bản gửi Viện kiểm sát phê chuẩn việc áp dụng biện pháp đặt tiền.

Bước 4: Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn/không phê chuẩn/bổ sung chứng cứ để xét phê chuẩn áp dụng nộp tiền để tại ngoại trong thời hạn 03 ngày.

Như vậy, có thể thấy, bị can, bị cáo có thể được nộp tiền để tại ngoại nhưng không phải ai cũng có thể được áp dụng biện pháp này và không phải ngay sau khi có lệnh bắt thì bị can, bị cáo hoặc người thân phải thực hiện ngay việc nộp tiền để tại ngoại.

Do đó, nếu gặp phải trường hợp lừa đảo qua mạng này, nạn nhân phải nhanh chóng báo ngay với cơ quan công an có thẩm quyền để tố cáo hành vi lừa đảo này bằng cách nộp đơn tố cáo trực tiếp hoặc gọi điện qua các đường dây nóng.

Xem thêm: Lừa đảo qua mạng: Tố cáo ở đâu? Số điện thoại báo lừa đảo?

Các đối tượng lừa đảo có thể bị xử phạt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là giải đáp về chiêu trò Lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại vì đang phạm tội. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Tháng 8/2022, LuatVietnam triển khai chuyên đề pháp luật Lừa đảo qua mạng, giúp cộng đồng nêu cao tinh thần cảnh giác đối với các hành vi lừa đảo trên môi trường mạng hiện nay. Xem chi tiếttại đây

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Nạp tiền giật đơn hàng ảo kiếm tiền triệu mỗi ngày: Thực hư thế nào?

Nạp tiền giật đơn hàng ảo kiếm tiền triệu mỗi ngày: Thực hư thế nào?

Nạp tiền giật đơn hàng ảo kiếm tiền triệu mỗi ngày: Thực hư thế nào?

Bên cạnh các chiêu trò lừa đảo qua mạng như xem tiktok kiếm tiền, làm cộng tác viên mua hàng ảo ăn hoa hồng,… thì chiêu trò “nạp tiền giật đơn hàng ảo” xuất hiện thời gian gần đây cũng khiến không ít người rơi vào bẫy “việc nhẹ lương cao”.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo: Giả cấp "tick xanh Facebook", hack nick để vay tiền

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo: Giả cấp

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo: Giả cấp "tick xanh Facebook", hack nick để vay tiền

Thời gian gần đây, Bộ Công an liên tục phát đi cảnh báo về chiêu “lừa đảo cấp tích xanh Facebook”, thế nhưng lại vẫn có rất nhiều người dính bẫy. Dù không mới, song chiêu thức lừa đảo qua mạng này mới “rộ” lại trong mấy năm trở lại đây.