Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là gì? Điều kiện áp dụng thế nào?

Biện pháp bắt buộc chữa bệnh là một trong các biện pháp tư pháp thể hiện sự nhân đạo của pháp luật hình sự. Vậy, điều kiện áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là gì? Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh?

1. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là gì? Trường hợp nào cần áp dụng?

Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, do Tòa án, Viện kiểm sát căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần để ra quyết định áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi người này không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình và buộc phải chữa bệnh tại một cơ sở điều trị chuyên khoa.

Cụ thể, theo Điều 49 Bộ luật Hình sự, biện pháp bắt buộc chữa bệnh áp dụng với:

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Theo đó, Bộ luật Hình sự cũng không quy định thời gian áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, do đó thời gian bắt buộc chữa bệnh không bị hạn chế, người được đưa vào các cơ sở điều trị chuyên khoa sẽ được điều trị cho đến khi khỏi bệnh.

Đồng thời, việc xác định người phạm tội đã khỏi bệnh hay chưa phải căn cứ kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần của hội đồng giám định có thẩm quyền.

Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Biện pháp bắt buộc chữa bệnh là một trong các biện pháp tư pháp (Ảnh minh họa)

2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thế nào?

Tùy theo từng trường hợp áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh khác nhau mà thẩm quyền ra quyết định áp dụng cũng khác nhau:

- Giai đoạn điều tra:

  • Trường hợp có nghi ngờ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra đang thụ lý giải quyết vụ án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
  • Cơ quan điều tra gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát.
  • Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh đối với bị can, hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại nếu thấy chưa đủ căn cứ để quyết định.

- Giai đoạn truy tố:

Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, nếu có căn cứ cho rằng bị can không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Viện kiểm sát trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

Căn cứ vào kết luận giám định, Viện kiểm sát có thể ra một trong các quyết định:

  • Tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
  • Đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
  • Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
  • Truy tố bị can trước Tòa án.

- Giai đoạn xét xử của Tòa án.

Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Căn cứ vào kết luận giám định, Tòa án có thể ra một trong những quyết định:

  • Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
  • Trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung: Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
  • Đưa vụ án ra xét xử.

3. Đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh khi nào?

Khi người bị bắt buộc chữa bệnh khỏi bệnh, Thủ trưởng cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần thông báo cho cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh để yêu cầu Hội đồng giám định pháp y tâm thần tiến hành giám định về tình trạng bệnh của người đó.

Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện Kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ra quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.

Sau khi nhận được quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án phải gửi ngay cho cơ sở bắt buộc chữa bệnh và người đại diện của người bị bắt buộc chữa bệnh.

Tòa án, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải đến nhận người bị bắt buộc chữa bệnh, trường hợp Viện Kiểm sát ra quyết định đình chỉ thì khi nhận quyết định đình chỉ, đại diện của người bị bắt buộc chữa bệnh phải đến nhận người đó. Việc giao nhận phải lập biên bản, trong đó ghi rõ thời gian chữa bệnh tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Trên đây là giải đáp về Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cấp Sổ đỏ cho lối đi chung được không? Thủ tục thế nào?

Cấp Sổ đỏ cho lối đi chung được không? Thủ tục thế nào?

Cấp Sổ đỏ cho lối đi chung được không? Thủ tục thế nào?

Lối đi chung là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng. Vậy, lối đi chung có được cấp Sổ đỏ không? Muốn bổ sung lối đi chung vào Sổ đỏ phải làm thế nào? Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ làm rõ vấn đề này.