Khiếu nại nghĩa vụ quân sự: Đến đâu để khiếu nại? Thủ tục thế nào?

Trường hợp kết quả khám nghĩa vụ quân sự (NVQS) bị sai lệch, công dân có quyền khiếu nại để được giải quyết, bảo đảm quyền lợi. Vậy, cụ thể quá trình khiếu nại nghĩa vụ quân sự, khiếu nại kết quả khám nghĩa vụ quân sự thế nào?

1. Khiếu nại về sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 nêu rõ, công dân trong độ tuổi nhập ngũ được gọi nhập ngũ khi đáp ứng đủ các điều kiện:

- Có lý lịch rõ ràng;

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Có đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

- Có trình độ văn hóa phù hợp.

Như vậy, tiêu chuẩn sức khỏe là một trong các điều kiện quan trọng để gọi nhập ngũ, trường hợp công dân không đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe sẽ không gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, vẫn xảy ra không ít trường hợp kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không đúng với thực tế kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, vậy trường hợp này cần làm gì?

Theo Điều 8 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT BYT-BQP, việc giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:

- Hội đồng giám định y khoa tỉnh tổ chức giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có các khiếu nại liên quan đến sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự, công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị, do Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện đề nghị.

- Yêu cầu giám định:

  • Giám định tình trạng bệnh tật theo đề nghị của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện;
  • Kết luận giám định phải xác định rõ tình trạng bệnh tật và phân loại sức khỏe theo Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT BYT-BQP.

- Trong vòng 7 - 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị giám định sức khỏe:

  • Hội đồng giám định y khoa tỉnh ra kết luận giám định sức khỏe công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự;
  • Gửi hồ sơ, kết quả giám định cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

- Quyết định của Hội đồng giám định y khoa tỉnh là kết luận cuối cùng về khiếu nại sức khỏe của công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.

Như vậy, trường hợp kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không đúng, công dân có quyền khiếu nại đến Hội đồng Nghĩa vụ quân sự cấp huyện. Trên cơ sở khiếu nại, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự cấp huyện sẽ đề nghị Hội đồng giám định y khoa tỉnh tổ chức giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, kết luận của Hội đồng giám định y khoa tỉnh là kết luận cuối cùng về khiếu nại sức khỏe của công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.

khieu nai nghia vu quan su
Khiếu nại nghĩa vụ quân sự: Nộp đơn đến đâu? Thủ tục thế nào? (Ảnh min họa)

2. Khiếu nại nghĩa vụ quân sự: Nộp đơn đến đâu? Thủ tục ra sao?

Khi có căn cứ quyết định gọi nhập ngũ là xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì công dân có quyền khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định gọi công dân nhập ngũ.

Theo Điều 34 Luật Nghĩa vụ quân sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ. Do đó, công dân có thể khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để được giải quyết.

Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định gọi nhập ngũ. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thụ lý giải quyết.

Trường hợp công dân không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

3. Cố tình làm sai kết quả khám NVQS, bị xử lý thế nào?

Về vấn đề này, tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

...

c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Theo quy định trên, trường hợp cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng. Đồng thời, buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là giải đáp về vấn đề Khiếu nại nghĩa vụ quân sự: Nộp đơn đến đâu? Thủ tục thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là gì? Hình phạt với pháp nhân thương mại khi phạm tội

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là gì? Hình phạt với pháp nhân thương mại khi phạm tội

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là gì? Hình phạt với pháp nhân thương mại khi phạm tội

Pháp nhân thương mại cũng là đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà các hành vi này được quy định là tội phạm trong pháp luật hình sự. Vậy, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại thế nào?

Hỗ trợ giáo viên do Covid-19: Ai được 2,2 triệu đồng? Ai được 3,7 triệu đồng?

Hỗ trợ giáo viên do Covid-19: Ai được 2,2 triệu đồng? Ai được 3,7 triệu đồng?

Hỗ trợ giáo viên do Covid-19: Ai được 2,2 triệu đồng? Ai được 3,7 triệu đồng?

Dịch Covid-19 dù đã được kiểm soát nhưng hậu quả để lại vẫn hết sức nặng nề, nhất là đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học ngoài công lập. Để phần nào khắc phục những khó khăn do Covid-19 để lại, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 24/2022/QĐ-TTg về thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng này.