Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là gì? Hình phạt với pháp nhân thương mại khi phạm tội

Pháp nhân thương mại cũng là đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà các hành vi này được quy định là tội phạm trong pháp luật hình sự. Vậy, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại thế nào?

1. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là gì?

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, đây là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.

Đối với pháp nhân thương mại đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại gồm: Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

Từ những định nghĩa nêu trên, có thể hiểu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là một dạng trách nhiệm pháp lý. Đây là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân thương mại phải gánh chịu trước nhà nước, xuất phát từ hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà những hành vi này được quy định là tội phạm trong pháp luật hình sự.

2. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Căn cứ Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

- Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

- Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

- Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nào?

Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm:

- Tội buôn lậu;

- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;

- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm;

- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm;

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả;

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi;

- Tội đầu cơ;

- Tội trốn thuế;

- Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước;

- Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán;

- Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; tội thao túng thị trường chứng khoán;

- Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm;

- Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;

- Tội vi phạm quy định về cạnh tranh;

- Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan;

- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

- Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên;

- Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.

- Tội gây ô nhiễm môi trường;

- Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường;

- Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai;

- Tội vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông;

- Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam;

- Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản;

- Tội hủy hoại rừng;

- Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm;

- Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại).

trach nhiem hinh su cua phap nhan
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là một dạng trách nhiệm pháp lý (Ảnh minh họa)

4. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại khi phạm tội thế nào?

Pháp nhân thương mại khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị áp dụng đồng thời hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Theo đó:

* Hình phạt chính:

- Phạt tiền: Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50 triệu đồng;

- Đình chỉ hoạt động có thời hạn:

  • Đình chỉ hoạt động của pháp nhân trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.
  • Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng - 03 năm;

- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn:

  • Chấm dứt hoạt động của thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả đó.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ mọi hoạt động…

* Hình phạt bổ sung:

- Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.

- Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động.

- Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 - 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

- Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:

  • Cấm vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc quỹ đầu tư;
  • Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;
  • Cấm huy động vôn khách hàng;
  • Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;
  • Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.

Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 - 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là giải đáp về Trách nhiệm hình sự của pháp nhân và những vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Hỗ trợ giáo viên do Covid-19: Ai được 2,2 triệu đồng? Ai được 3,7 triệu đồng?

Hỗ trợ giáo viên do Covid-19: Ai được 2,2 triệu đồng? Ai được 3,7 triệu đồng?

Hỗ trợ giáo viên do Covid-19: Ai được 2,2 triệu đồng? Ai được 3,7 triệu đồng?

Dịch Covid-19 dù đã được kiểm soát nhưng hậu quả để lại vẫn hết sức nặng nề, nhất là đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học ngoài công lập. Để phần nào khắc phục những khó khăn do Covid-19 để lại, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 24/2022/QĐ-TTg về thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng này.

Học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không?

Học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không?

Học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không?

Ở độ tuổi chưa thực sự kiểm soát được cảm xúc và hành vi, tình trạng học sinh sử dụng bạo lực, gây gổ đánh nhau xảy ra ngày càng phổ biến. Nếu bị giáo viên phát hiện ngay trong trường học, học sinh chắc chắn sẽ bị kỷ luật. Vậy học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không?