Lãi kép là gì? Vì sao lãi kép được ví như “kì quan thứ 8” của thế giới?

Albert Einstein - nhà khoa học nổi tiếng thế giới từng nói “Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Ai hiểu được nó từ đó sẽ kiếm được tiền, còn những ai không hiểu… sẽ phải trả giá cho nó". Vậy lãi kép là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lãi kép.

1. Định nghĩa lãi kép là gì?

Lãi kép (tiếng anh: Compound interest) chính là tái đầu tư số tiền lãi cộng dồn vào vốn gốc ban đầu để tiếp tục chu kỳ tính lãi tiếp theo và cứ thế tuần hoàn liên tục. Theo cách dân gian chúng ta hay gọi: lãi mẹ đẻ lãi con.

Nói một cách dễ hiểu: lãi kép là lãi trên tiền gốc và lãi trên chính số tiền lãi.
 
Lãi kép là gì? Vì sao lãi kép được ví như “kì quan thứ 8” của thế giới?


2. Sức mạnh to lớn của lãi kép có thể bạn đã bỏ qua

Sau khi biết lãi kép là gì, bạn đã biết tính nó như thế nào chưa? Mời bạn hãy tham khảo công thức dưới đây:
Y = X x (1 + i) ^ n
Trong đó:

Y: Số tiền bạn nhận ở tương lai
X: Số vốn bạn bỏ ra đầu tư ban đầu
i : Lãi suất danh nghĩa (%)
n - số kỳ tính lãi

Ví dụ: Ban đầu bạn có số tiền tiết kiệm là 100 triệu đồng. Bạn gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 10%/ năm, và sau 5 năm số tiền bạn nhận được là:
 
A (5 năm) = 100 x (1 + 10%) ^ 5 = 161 triệu đồng

Còn nếu chỉ gửi tiết kiệm hằng năm lấy lãi thì số tiền lãi bạn nhận được mỗi năm là:
 
B (1 năm) = 100tr x 10% = 10tr

Sau 5 năm lấy liên tiếp lãi cộng lại bạn được tổng 150 triệu đồng (100 triệu vốn và 50 triệu lãi từng năm cộng lại).

Có thế thấy cùng số vốn nhưng lãi kép đem tới lợi nhuận hơn hẳn (11 triệu đồng) so với lấy lãi hàng năm không cộng dồn vào gốc.

Như vậy, lãi kép là sức mạnh giúp bạn tăng thu nhập trong tương lai một cách thụ động. Nó là bước đệm giúp bạn thực hiện kế hoạch mơ ước của mình dễ dàng hơn như mua nhà, mua xe, khởi nghiệp,...
lai-kep-la-gi-02
Lãi suất kép giúp bạn gia tăng giá trị trong tương lai (Ảnh minh họa)
 


3. Top 3 lưu ý để tận dụng sức mạnh của lãi kép

Nắm được lãi kép là gì thì bạn nên tối ưu hóa nó. Cách tốt nhất để tận dụng quyền năng của lãi kép là tận dụng tối đa các yếu tố tác động đến nó. Cụ thể:


3.1 Hãy tranh thủ thời gian và đầu tư từ sớm

Thời gian chính là mấu chốt gia tăng sức mạnh cho lãi kép, là yếu tố tạo ra thay đổi về thu nhập của bạn trong dài hạn.

Giả sử: Năm 20 tuổi, bạn tiết kiệm 50 triệu đồng với lãi suất 7%/ năm. Đến 35 tuổi (sau 15 năm), nhờ “lãi mẹ đẻ lãi con” bạn sẽ nhận về: 137.951.577 VNĐ, với tiền lãi là 87,951,577 VNĐ.

Nhưng cũng số vốn và mức lãi suất như trên, 25 tuổi bạn tiết kiệm thì năm 35 tuổi (sau 10 năm), lãi kép giúp bạn thu về: 98.357.567 VNĐ, tiền lãi là 48,357,567 VNĐ.

Với chênh lệch tiền lãi gấp gần 2 lần ở ví dụ trên, bạn nên tranh thủ thời gian và hành động ngay khi có thể cho kế hoạch tương lai của mình.


3.2 Hãy thực hiện một cách kiên trì và kỷ luật

Sau khi hiểu lãi kép là gì và thực hiện càng sớm càng tốt thì bạn nên xây dựng một kế hoạch đầu tư hay tiết kiệm đều đặn, không ngắt quãng bởi lãi kép chỉ xuất hiện khi gốc và lãi được tái đầu tư liên tục.  Đến thời điểm nhất định (thông thường 10, 20 năm) bạn sẽ thấy con số lợi nhuận do lãi kép mang lại là vô cùng lớn. Có kiên trì và kỷ luật, bạn sẽ sớm nhận về quả ngọt.
 
lai-kep-la-gi-03
Để có lãi kép, cần kiên trì (Ảnh minh họa)
 

3.3 Cuối cùng là lựa chọn kênh đầu tư thông minh


Lãi suất càng cao thì tiền lãi sinh ra càng lớn và việc tái đầu tư gốc cộng lãi giúp lãi kép phát huy mạnh hơn, do vậy số tiền nhận được trong tương lai cũng lớn hơn.

Để hiểu hơn, mời bạn đọc ví dụ sau:

Giả sử có 3 bạn là A, B, C tiết kiệm được 100 triệu đồng/người. Và quyết định sẽ đem số tiền này đi đầu tư.

A gửi tiết kiệm với lãi suất 6%/năm

B đầu tư trái phiếu với lãi suất 9%/năm

C đầu tư vào cổ phiếu với lợi suất (kỳ vọng) 15%/năm

Cả 3 đều biết lãi kép là gì và quyết định đầu tư dài hạn 15 năm.

Sau 15 năm thì số tiền mà A (lãi kép 6%/năm) và C nhận được (lãi kép 15%/năm) đã có sự chênh lệch khá lớn. Gấp 3.39 lần. 

Do vậy, lãi suất càng cao lợi nhuận càng lớn.

Tuy nhiên, lợi nhuận cũng tỷ lệ thuận với rủi ro. Bạn nên tìm hiểu kĩ càng để có phương án đầu tư phù hợp nhất, hạn chế rủi ro mà vẫn tối ưu lãi kép.


4. Pháp luật có cho phép tính lãi kép trong giao dịch vay ngân hàng?

Hiện nay, pháp luật không có quy định nào cho phép tính lãi kép trong giao dịch ngân hàng, chỉ ghi nhận tính lãi trên số tiền gốc, không cho phép tính lãi trên số tiền lãi.

Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay như sau: 

Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, ngay khi khách hàng không trả được nợ vay khi đến hạn, khách hàng cũng chỉ được thu lãi trên nợ gốc và lãi chậm trả, không được thu lãi trên khoản lãi vay.

Bài viết trên đã giải thích lãi kép là gì và lí do Albert Einstein lại ca ngợi kỳ quan thế giới thứ 8. Mong rằng bạn đã có cho mình cách hiểu hợp lý và tận dụng được lợi ích từ lãi kép trong cuộc sống hằng ngày. Nếu có bất cứ băn khoăn nào về các quy định liên quan đến tài chính - ngân hàng, bạn có thể gọi ngay cho LuatVietnam theo số 1900.6192

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Kế toán cần biết gì?

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Kế toán cần biết gì?

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Kế toán cần biết gì?

Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang dần chuyển đổi Chuẩn mực kế toán từ Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) sang Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) để phù hợp hơn với môi trường kinh tế. Vậy vì sao phải chuyển đổi IAS sang IFRS vào thời điểm hiện tại?

Chơi chứng khoán là gì? Hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán

Chơi chứng khoán là gì? Hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán

Chơi chứng khoán là gì? Hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán

Chơi chứng khoán là gì? Đầu tư chứng khoán cần bao nhiêu tiền? Bắt đầu chơi chứng khoán từ đâu để trở thành người chơi chứng khoán chuyên nghiệp như Warren Buffett,Takashi Kotegawa… Ngoài những nội dung này, trong bài viết này sẽ đề cập đến hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầy thú vị này. 

Digital là gì? Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến digital

Digital là gì? Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến digital

Digital là gì? Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến digital

Digital không phải là một khái niệm mới nhưng với đại đa số chúng ta - những người không có chuyên môn và làm các ngành nghề liên quan đến digital còn khá mơ hồ. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu được Digital là gì một cách cơ bản nhất, áp dụng trong những lĩnh vực nào và dự đoán phát triển trong tương lai