Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Kế toán cần biết gì?

Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang dần chuyển đổi Chuẩn mực kế toán từ Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) sang Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) để phù hợp hơn với môi trường kinh tế. Vậy vì sao phải chuyển đổi IAS sang IFRS vào thời điểm hiện tại?

1. Tìm hiểu chung về IAS và IFRS

1.1 IAS là gì?

IAS là Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards) do Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ban hành. Các chuẩn mực này được áp dụng từ năm 1973 và hỗ trợ doanh nghiệp hiểu cách thức ghi nhận số liệu vào báo cáo tài chính.

IAS tạo nên một chuẩn mực chung khiến các doanh nghiệp trên toàn cầu có thể dễ dàng được so sánh với nhau hơn. Đồng thời việc xây dựng lòng tin đối với một công ty dựa trên báo cáo tài chính cũng được uy tín hơn nhờ IAS.

Các nhà đầu tư đều có thể tiếp cận thông tin và đánh giá công ty một cách dễ dàng nhờ những chuẩn mực đã được đặt ra.

1.2 IFRS là gì?

IFRS là Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standards) ra đời vào năm 2001. IFRS được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (ISAB) nhằm thay thế IAS.

IFRS bao gồm những bộ chuẩn mực về lập báo cáo tài chính chung cho mọi quốc gia trên thế giới. Nhờ đó, việc lập báo cáo tài chính được diễn ra đồng bộ hơn. Các doanh nghiệp trên thế giới có cùng chỉ tiêu để so sánh, trở nên nhất quán và đáng tin cậy hơn rất nhiều.

chuan muc bao cao tai chinh quoc te
IFRS được ban hành nhằm thay thế cho IAS (Ảnh minh họa)

1.3 VAS là gì?

VAS là Chuẩn mực kế toán Việt Nam ( Vietnam Accounting Standards) được ban hành bởi Bộ Tài Chính từ giai đoạn 2000 - 2005. Chuẩn mực này dựa trên cả 2 bộ IAS - IFRS và xây dựng phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam vào giai đoạn ban hành.

Như vậy, thời điểm hiện tại, chuẩn mực kế toán mà nước ta áp dụng là VAS, được dùng cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.


2. Vì sao cần chuyển đổi từ IAS sang IFRS hiện tại?

Về mặt kỹ thuật, IAS và IFRS là giống nhau và đều là những quy tắc, chuẩn mực trong báo cáo tài chính. IAS được ban hành trước và có một thời gian dài hoạt động cho tới khi IFRS ra đời để phù hợp hơn với nền kinh tế.

Hiện nay, các chuẩn mực của IAS không hoàn toàn bị lỗi thời và hủy bỏ toàn bộ. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ IAS sang IFRS hiện tại là điều cần thiết để phù hợp với quy mô kinh tế và thông lệ kinh doanh hiện tại.

Kể từ năm 2001 đến nay, cả IAS và IFRS đều được song song tồn tại và là chuẩn mực chung cho kế toán toàn cầu. Mỗi quốc gia lại dựa vào 2 tiêu chuẩn kể trên để đặt ra những quy định riêng phù hợp với nước mình.

Ví dụ như tại Việt Nam vẫn đang sử dụng VAS làm tiêu chuẩn kế toán. Vậy thì vì sao cần chuyển đổi từ IAS sang IFRS vào thời điểm hiện tại?


2.1 Nguyên tắc giá gốc không còn phù hợp với hiện tại

IAS thường được bám theo nguyên tắc “giá gốc” và nó không còn phù hợp với hiện tại khi mà môi trường kinh tế được vận động và thay đổi không ngừng. Như vậy, nguyên tắc “giá trị hợp lý” của IFRS sẽ phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế hiện tại.


2.2 Chuyển đổi từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang IAS khá bất cập

Mỗi quốc gia lại có chuẩn mực kế toán riêng mình như Việt Nam là VAS, Mỹ là US GAAP… Tuy mỗi chuẩn mực kế toán quốc gia đều dựa trên IAS làm tiêu chuẩn nhưng lại được biến đổi để phù hợp với chính sách kinh tế của từng nước.

Hiện nay, khi nền kinh tế ngày các mở cửa, việc công ty của quốc gia này được niêm yết trên sàn chứng khoán của quốc gia khác gặp khá nhiều khó khăn, do báo cáo tài chính không đồng bộ.

Bên cạnh đó, các công ty con, công ty liên kết nằm ở những quốc gia khác đối với công ty mẹ cũng gặp khó khăn trong chuyển đổi báo cáo tài chính. Do đó, việc mua bán cổ phần, đầu tư liên quốc gia gặp một số khó khăn và bất cập.


2.3 IFRS có thể làm chuẩn mực chung trên toàn thế giới

Việc sử dụng IFRS để làm chuẩn mực chung cho báo cáo tài chính trên toàn thế giới khiến các doanh nghiệp có tiếng nói chung. Điều này làm tăng tính minh bạch cho những công ty áp dụng và tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư. Trong bối cảnh mở cửa toàn cầu, việc tạo chuẩn mực chung là điều cần thiết để nền kinh tế vận động nhanh chóng và thuận tiện.

chuan muc bao cao tai chinh quoc te
Sử dụng IFRS đang là xu hướng trên thế giới (Ảnh minh họa)


3. Nội dung Đề án của Bộ Tài chính về việc áp dụng IFRS tại Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, IFRS có thể làm chuẩn mực chung trên toàn thế giới và đang dần phổ biến ở rất nhiều quốc gia. Như vậy, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam là rất cần thiết để đẩy mạnh mở cửa kinh tế, hợp tác với các quốc gia trên toàn thế giới. Do đó, vào 16/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam.

3.1 Đối tượng áp dụng IFRS

Theo Đề án, các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của Đề án này bao gồm:

- Các doanh nghiệp có nhu cầu, đủ khả năng và nguồn lực áp dụng IFRS, được xác định theo từng giai đoạn phù hợp với lộ trình được công bố;

- Các doanh nghiệp khác thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam áp dụng VFRS.

Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ không có nhu cầu và điều kiện áp dụng IFRS hoặc VFRS không thuộc đối tượng áp dụng của Đề án.

3.2 Lộ trình áp dụng từ năm 2022 - 2025

Theo Đề án, năm 2020 - 2021 là giai đoạn chuẩn bị, từ năm 2022 - 2025 là giai đoạn tự nguyện áp dụng. Cụ thể:

Đối với báo cáo tài chính hợp nhất:

Các doanh nghiệp sau có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất:

- Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế;

- Công ty mẹ là công ty niêm yết;

- Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết;

- Các công ty mẹ khác.

Đối với báo cáo tài chính riêng:

- Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính riêng.

- Khi áp dụng IFRS doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.

3.3 Yêu cầu và cách thức áp dụng

Đối với doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp phải trình bày, thuyết minh chi tiết trong báo cáo tài chính đối với các nội dung khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế (nếu có). Doanh nghiệp thực hiện việc kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

- Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng IFRS phải áp dụng tất cả các IFRS đã có hiệu lực theo quy định của Ủy ban Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IASB) tại cùng một thời điểm. Khi IASB có sự sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các IFRS thì cần phải kịp thời công bố bản dịch để thống nhất triển khai cho các đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.

- Doanh nghiệp áp dụng tự nguyện hoặc áp dụng bắt buộc IFRS theo nguyên tắc nhất quán trong cả năm tài chính.

Đối với Bộ Tài chính:

- Bộ Tài chính ban hành các tiêu chí, hướng dẫn để đánh giá các thông tin tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo tính so sánh giữa doanh nghiệp áp dụng IFRS và doanh nghiệp không áp dụng IFRS.

- Bộ Tài chính công bố danh sách doanh nghiệp tự nguyện hoặc bắt buộc áp dụng IFRS lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính riêng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

Tuy việc chuyển đổi và áp dụng sẽ còn nhiều khó khăn trong giai đoạn triển khai kế hoạch. Tuy nhiên, đây là việc làm cần thiết để đồng bộ công tác kế toán - kiểm toán với tiêu chuẩn quốc tế. Góp phần nâng tầm nền kinh tế Việt Nam hòa nhập cùng phát triển với kinh tế thế giới.

Tóm lại, việc chuyển đổi từ Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) sang Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) cũng như áp dụng IFRS tại Việt Nam là vô cùng cần thiết. Điều này tạo nên một chuẩn mực cụ thể về báo cáo tài chính trên toàn thế giới để phù hợp với hội nhập và mở cửa. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ đến LuatVietnam theo số 1900.6192

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Digital là gì? Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến digital

Digital là gì? Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến digital

Digital là gì? Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến digital

Digital không phải là một khái niệm mới nhưng với đại đa số chúng ta - những người không có chuyên môn và làm các ngành nghề liên quan đến digital còn khá mơ hồ. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu được Digital là gì một cách cơ bản nhất, áp dụng trong những lĩnh vực nào và dự đoán phát triển trong tương lai

Vi phạm quy định về đấu thầu và mức phạt đang áp dụng hiện nay

Vi phạm quy định về đấu thầu và mức phạt đang áp dụng hiện nay

Vi phạm quy định về đấu thầu và mức phạt đang áp dụng hiện nay

Những hành vi vi phạm quy định về đấu thầu sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Việc phải chịu trách nhiệm hành chính hay bị xử lý hình sự phụ thuộc vào hành vi của chủ thể tham gia. Vậy, mức phạt mới nhất với hành vi vi phạm quy định đấu thầu thế nào?