Lãi suất thả nổi là gì? Mức lãi suất thả nổi của các ngân hàng hiện nay

Lãi suất thả nổi là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về lãi suất thả nổi là gì, cách tính lãi suất thả nổi và mức lãi suất thả nổi của các ngân hàng hiện nay.

1. Lãi suất thả nổi là gì?

Lãi suất thả nổi được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính
Lãi suất thả nổi được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính (Ảnh minh hoạ)

Lãi suất thả nổi (hay gọi cách khác là lãi suất biến động) là lãi suất được tính dựa vào các chỉ số thị trường. Lãi suất thả nổi có thể thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào tình hình tài chính của thị trường hiện tại.

Giá trị lãi suất thả nổi không cố định và thay đổi theo thời gian dựa trên lãi suất cơ sở và chỉ số lạm phát. Lãi suất thả nổi thường cao hơn lãi suất cố định và được ngân hàng/tổ chức tín dụng điều chỉnh 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần. Khi tình hình thị trường tài chính biến động thì lãi suất thả nổi có thể thấp hơn lãi suất cố định.

2. Ưu và nhược điểm của lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi có những ưu, nhược điểm, nắm được những điều này sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định tài chính một cách đúng đắn nhất có thể.

2.1 Ưu điểm

Lãi suất thả nổi có một số ưu điểm
Lãi suất thả nổi có một số ưu điểm (Ảnh minh hoạ)

Lãi suất thả nổi có một số ưu điểm bao gồm:

Khả năng điều chỉnh linh hoạt

Khi thị trường tài chính biến động thì lãi suất thả nổi cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp. Do đó lãi suất thả nổi có thể tăng hoặc giảm, điều này giúp cho người vay, cho vay thích nghi với tình hình kinh tế. Tính linh hoạt của lãi suất thả nổi cũng có 2 mặt, vì vậy khi vay lãi suất thả nổi, chúng ta cần cân nhắc và đánh giá thật kĩ tình hình tài chính.

Phù hợp các khoản vay ngắn hạn

Lãi suất thả nổi thường được sử dụng cho các khoản vay ngắn hạn, điều này giúp người vay tiết kiệm được chi phí trả lãi. Nếu trong trường hợp chỉ cần vay tiền ngắn hạn thì lãi suất thả nổi là một lựa chọn vô cùng hợp lý.

Khả năng chống lạm phát

Lãi suất thả nổi phụ thuộc vào tình hình tài chính của thị trường nên khi lạm phát gia tăng thì lãi suất thả nổi sẽ điều chỉnh theo. Điều này giúp chúng ta giảm rủi ro tài chính và bảo vệ cho tài sản không bị mất giá quá đà.

2.2 Nhược điểm

Lãi suất thả nổi cũng có một số nhược điểm
Lãi suất thả nổi cũng có một số nhược điểm (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh những ưu điểm trên thì lãi suất thả nổi cũng có những nhược điểm cần phải chú ý. Bỏ sót những điều này có thể khiến tài sản của chúng ta thất thoát và gây khó khăn về tài chính.

Rủi ro về tài chính

Trong trường hợp thị trường tài chính tăng lãi suất thì lãi suất thả nổi sẽ gia tăng theo, việc này dẫn đến mức trả lãi suất gia tăng đột ngột gây ảnh hưởng tài chính đến người vay. Vì vậy khi vay lãi suất thả nổi, người vay cần dự trù trước vấn đề rủi ro này.

Không có tính ổn định

Bởi tính phụ thuộc vào thị trường tài chính nên mức lãi suất thả nổi sẽ luôn biến động và điều chính mỗi đợt. Do đó nó gây tình trạng không ổn định đối với người vay, cho vay và có thể số tiền lãi phải trả lớn hơn dự tính ban đầu.

Khó điều chỉnh ngân sách

Đối với cá nhân, doanh nghiệp sử dụng lãi suất thả nổi vào ngân sách tài chính thì có thể đối diện với tình huống khó khăn bởi tính biến động của lãi suất thả nổi. Mức trả lãi suất không đồng đều dẫn tới khó khăn trong việc lập kế hoạch và quản lý tài chính.

3. Lãi suất thả nổi cao nhất là bao nhiêu?

Lãi suất thả nổi cao nhất hiện tại rơi vào khoảng 12,5%/năm. Theo khảo sát, nhóm ngân hàng quốc doanh (Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV) đang có mức lãi suất cho vay từ 7-8,5%/năm. Lãi suất thả nổi tầm 10,5-12,5%/năm với các năm tiếp theo.

Một số ngân hàng thương mại cổ phần như TPBank, ACB, Eximbank, Techcombank,... với lãi suất phổ biến trong thời gian đầu từ 7,5-10%/năm. Lãi suất thả nổi từ năm thứ 2 được tính bằng lãi suất cơ sở cộng với biên độ 3-3,5%/năm.

4. Cách tính tiền lãi mỗi tháng với lãi suất thả nổi

Biết được lãi suất mỗi tháng sẽ giúp chúng ta tính toán tài chính một cách hợp lý. Vì vậy khi nắm được công thức tính lãi suất thả nổi, chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc tính toán lãi suất mỗi tháng từ đó lên kế hoạch tài chính sao cho phù hợp.

Biết tính lãi suất thả nổi giúp ta lên kế hoạch tài chính phù hợp
Biết tính lãi suất thả nổi giúp ta lên kế hoạch tài chính phù hợp (Ảnh minh hoạ)

4.1 Công thức tính lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Trong đó:

Lãi suất cơ sở (hay còn gọi là lãi suất tham chiếu) là loại lãi suất được dùng để xác định mức lãi suất sau thời gian thực hiện điều chỉnh do Ngân hàng Trung ương quy định. Lãi suất cơ sở thường dựa trên lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng hoặc 24 tháng.

Biên độ lãi suất là mức điều chỉnh của ngân hàng/tổ chức tín dụng để điều chỉnh lãi suất phù hợp với tình hình tài chính của nền kinh tế hiện tại. Biên độ lãi suất được quy định và ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.

Cách tính tiền lãi với lãi suất thả nổi:

Thông thường khi vay, người vay sẽ được áp dụng lãi suất cố định trong khoảng thời gian đầu, sau đó là lãi suất thả nổi.

Trong thời gian đầu khoản vay áp dụng lãi suất cố định, tiền lãi được tính như sau:

Tiền lãi phải trả  = Số tiền vay * Lãi suất cố định

Khi áp dụng lãi suất thả nổi, tiền lãi được tính như sau:

Tiền lãi phải trả sau khi điều chỉnh = Số tiền vay * Lãi suất thả nổi

4.2 Ví dụ

Thông qua ví dụ sau sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lãi suất thả nổi. Chị A vay ngân hàng 100 triệu kỳ hạn 12 tháng với mức lãi suất cố định 4 tháng đầu là 5% mỗi tháng. Từ tháng thứ 5 trở đi ngân hàng điều chỉnh lãi suất thả nổi tăng lên 5,5% mỗi tháng.

Dựa vào công thức trên:

  • 4 tháng đầu mức lãi suất được áp dụng là 5% mỗi tháng, vậy lãi suất hàng tháng được tính mỗi tháng là: 100.000.000 * 5% = 5.000.000 đồng.

  • Từ tháng thứ 5 trở đi, khoản vay được áp dụng lãi suất thả nổi 5,5% mỗi tháng. Lúc này, lãi suất hàng tháng được tính như sau: 100.000.000 * 5,5% = 5.500.000 đồng.

5. Mức lãi suất thả nổi của các ngân hàng hiện nay

Ngân hàng

Mức lãi suất

MBBank

Lãi cho vay của MBBank khoảng 11,5%/năm

BIDV

Lãi cho vay của BIDV khoảng 10,8%

ACB

Lãi cho vay khoảng của ACB 10,5%/năm

Vietcombank

Lãi cho vay của Vietcombank khoảng 10,3%/năm

Vietinbank

Lãi cho vay khoảng 10,3%/năm

Shinhan Bank

Lãi cho vay của Shinhan Bank khoảng 10,1%/năm.

5. Kết luận

Bài viết trên đã giải thích lãi suất thả nổi là gì và cập nhật mức lãi suất của các ngân hàng hiện nay. Thông qua bài viết này, luatvietnam.vn mong rằng bạn đã hiểu hơn về lãi suất thả nổi từ đó lựa chọn được phương thức vay phù hợp với tình hình tài chính của bản thân
Đánh giá bài viết:
(7 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

5 quy định mới về cung cấp, khai thác thông tin nợ xấu trên CIC

5 quy định mới về cung cấp, khai thác thông tin nợ xấu trên CIC

5 quy định mới về cung cấp, khai thác thông tin nợ xấu trên CIC

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 15/2023/TT-NHNN với nhiều nội dung mới nổi bật liên quan đến việc cung cấp, khai thác thông tin trên CIC. Sau đây là 05 điểm mới tại Thông tư 15/2023/TT-NHNN về hoạt động thông tin tín dụng được áp dụng từ 01/01/2025.

Giá trần là gì? “Điểm mặt” những mặt hàng được quy định giá trần

Giá trần là gì? “Điểm mặt” những mặt hàng được quy định giá trần

Giá trần là gì? “Điểm mặt” những mặt hàng được quy định giá trần

Giá trần là một trong những công cụ của Nhà nước để can thiệp vào hoạt động của thị trường. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về giá trần là gì cũng như những mặt hàng nào được quy định giá trần hiện nay chưa. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!