Ngộ sát là gì? Ngộ sát có phải đi tù không?

Trong Bộ luật Hình sự và các văn bản luật khác có liên quan không có thuật ngữ “tội ngộ sát”, đây là tên thường gọi thực tế của Tội vô ý làm chêt người. Vậy, phạm tội ngộ sát bị xử lý thế nào? Có phải đi tù không?

1. Ngộ sát là gì?

Ngộ sát (còn gọi là vô ý làm chết người) là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ việc giết người nhưng mục đích của hành vi được xem xét trên yếu tố lỗi vô ý.

Cụ thể, ngộ sát hay vô ý làm chết người là hành vi gây ra hậu quả tính mạng của nạn nhân bị xâm hại, nhưng người thực hiện hành vi cho rằng hậu quả này sẽ không xảy ra hoặc người thực hiện hành vi không nhận thấy hành động của bản thân có thể dẫn đến hậu quả gây chết người.

Hành vi ngộ sát tức vô ý làm chết người có thể được thể hiện dưới 02 dạng: Dạng hành động và không hành động.

toi ngo sat
Tội ngộ sát là cách gọi thông thường của Tội vô ý làm chết người (Ảnh minh họa)

2. Ngộ sát có bị đi tù không?

Mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng người khác đều bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, trong đó có hành vi vô ý làm chết người. Do vậy, người có hành vi ngộ sát (vô ý làm chết người) sẽ bị xử lý hình sự về Tội vô ý làm chết người quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

Khi xem xét Tội ngộ sát, cần lưu ý rằng hậu quả gây chết người là dấu hiệu bắt buộc của Tội ngộ sát. Trường hợp hậu quả chưa xảy ra thì đồng nghĩa với việc không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi.

Như vậy, ngoài việc quan tâm đến hành vi khách quan trên, cần xem xét đến yếu tố lỗi gây ra hậu quả làm nạn nhân chết của người phạm tội. Trường hợp hậu quả chết người xảy ra nhưng do mục đích cố ý gây ra của người phạm tội thì tội phạm được xem xét ở đây lại là tội giết người chứ không phải tội ngộ sát.

Đồng thời, ý thức người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng phân biệt giữa Tội ngộ sát và Tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình do lỗi vô ý (bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin). Trong đó:

- Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

- Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là việc người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.

Ngoài ra, nếu người phạm tội vi phạm quy tắc nghề nghiệp để xảy ra hậu quả có thể bị xét xử dưới tội danh Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

3. Mức phạt Tội ngộ sát hiện nay thế nào?

Tội ngộ sát (vô ý làm chết người) hiện nay được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, có 02 khung hình phạt áp dụng với tội này như sau:

- Khung 01: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm.

- Khung 02: Phạt tù từ 03 - 10 năm nếu phạm tội làm chết 02 người trở lên.

Trường hợp do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý làm chết người có thể bị xử lý về Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính tại Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, mức phạt được quy định như sau:

- Khung 01:

Phạt tù từ 01 - 05 năm nếu vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

- Khung 02:

Phạt tù từ 05 - 12 năm nếu phạm tội làm chết 02 người.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vu, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là giải đáp về Tội ngộ sát và mức phạt mới nhất 2022. Nếu còn vướng mắc về bài viết, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Kế toán cần biết gì?

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Kế toán cần biết gì?

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Kế toán cần biết gì?

Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang dần chuyển đổi Chuẩn mực kế toán từ Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) sang Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) để phù hợp hơn với môi trường kinh tế. Vậy vì sao phải chuyển đổi IAS sang IFRS vào thời điểm hiện tại?

Digital là gì? Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến digital

Digital là gì? Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến digital

Digital là gì? Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến digital

Digital không phải là một khái niệm mới nhưng với đại đa số chúng ta - những người không có chuyên môn và làm các ngành nghề liên quan đến digital còn khá mơ hồ. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu được Digital là gì một cách cơ bản nhất, áp dụng trong những lĩnh vực nào và dự đoán phát triển trong tương lai

Vi phạm quy định về đấu thầu và mức phạt đang áp dụng hiện nay

Vi phạm quy định về đấu thầu và mức phạt đang áp dụng hiện nay

Vi phạm quy định về đấu thầu và mức phạt đang áp dụng hiện nay

Những hành vi vi phạm quy định về đấu thầu sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Việc phải chịu trách nhiệm hành chính hay bị xử lý hình sự phụ thuộc vào hành vi của chủ thể tham gia. Vậy, mức phạt mới nhất với hành vi vi phạm quy định đấu thầu thế nào?