Danh mục phương tiện PCCC trang bị cho đội PCCC cơ sở

Các doanh nghiệp/công ty phải trang bị đầy đủ phương tiện PCCC cho đội PCCC cơ sở theo quy định. Vậy danh mục phương tiện PCCC cần phải trang bị cho đội PCCC cơ sở gồm có những phương tiện nào?

1. Phương tiện PCCC là gì?

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, phương tiện PCCC gồm có: Phương tiện cơ giới, thiết bị, dụng cụ, máy móc, hóa chất và công cụ hỗ trợ chuyên dùng phục vụ cho phòng cháy chữa cháy, cứu người và cứu tài sản theo quy định tại Phụ lục VI được ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP).

Trong đó, các phương tiện PCCC nêu tại mục 1 Phụ lục VI được ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP là phương tiện cơ giới của lực lượng Cảnh sát PCCC, không sử dụng đối với lực lượng PCCC cơ sở.

Ngoài ra, cần lưu ý phương tiện PCCC được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Đảm bảo các thông số kỹ thuật phù hợp với thiết kế nhằm phục vụ cho hoạt động PCCC.

- Phù hợp với các quy chuẩn và tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc nước ngoài hoặc tiêu chuẩn quốc tế mà được phép áp dụng ở Việt Nam.

2. Danh mục phương tiện PCCC trang bị cho đội PCCC cơ sở

Danh mục phương tiện trang bị cho đội PCCC cơ sở được được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 150/2020/TT-BCA, cụ thể như sau:

phương tiện PCCC trang bị cho đội PCCC cơ sở
Danh mục phương tiện trang bị cho đội PCCC cơ sở (Ảnh minh hoạ)

TT

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN TRANG BỊ PCCC

SỐ LƯỢNG

ĐƠN VỊ TÍNH

NIÊN HẠN SỬ DỤNG

Đối với cơ sở do cơ quan Công an quản lý (theo Phụ lục III Nghị định 136/2020/NĐ-CP)

Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (theo Phụ lục II Nghị định 136/2020/NĐ-CP)

 

 

1

Bình bột chữa cháy xách tay , khối lượng chất chữa cháy từ 04kg trở lên

03

05

Bình

Do nhà sản xuất quy định

2

Bình khí chữa cháy xách tay,  khối lượng chất chữa cháy không <03 kg/bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích của chất chữa cháy trong bình không nhỏ hơn 06 lít

03

05

Bình

Do nhà sản xuất quy định

3

Mũ chữa cháy

03

05

Chiếc

Thay thế khi hỏng

4

Quần áo chữa cháy

03

05

Bộ

Thay thế khi hỏng

5

Găng tay chữa cháy

03

05

Đôi

Thay thế khi hỏng

6

Giày/ủng chữa cháy

03

05

Đôi

Thay thế khi hỏng

7

Mặt nạ lọc độc (đáp ứng theo quy định của QCVN 10:2012/BLĐTBXH)

03

05

Chiếc

Thay thế khi hỏng

8

Đèn pin (có độ sáng 200lm và chịu nước IPX4)

01

02

Chiếc

Thay thế khi hỏng

9

Rìu cứu nạn (có trọng lượng 2kg và cán dài 90cm, làm từ chất liệu thép cacbon cường độ cao)

01

02

Chiếc

Thay thế khi hỏng

10

Xà beng (có 01 đầu nhọn và 01 đầu dẹt; chiều dài 100cm)

01

01

Chiếc

Thay thế khi hỏng

11

Búa tạ (thép cacbon cường độ cao, nặng 5kg và có cán dài 50cm)

01

01

Chiếc

Thay thế khi hỏng

12

Kìm cộng lực (chiều dài 60cm, tải cắt 60kg)

01

01

Chiếc

Thay thế khi hỏng

13

Túi sơ cứu loại A (Theo quy định tại Thông tư  19/2016/TT-BYT).

01

02

Túi

Thay thế khi hỏng

14

Cáng cứu thương (có kích thước 186cmx51cmx17 cm và tải trọng 160kg).

-

01

Chiếc

Thay thế khi hỏng

15

Bộ đàm cầm tay (đảm bảo đáp ứng theo tiêu chuẩn IP54)

-

02

Chiếc

Thay thế khi hỏng

 

3. Không trang bị phương tiện PCCC cho đội PCCC bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử lý vi phạm quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý đội PCCC cơ sở và chữa cháy chuyên ngành, theo đó:

Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đối với một trong các hành vi được nêu dưới đây:

- Thành lập đội PCCC cơ sở hoặc chuyên ngành mà không bảo đảm về số lượng người theo quy định pháp luật.

- Không quản lý, không duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở theo quy định pháp luật.

- Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các phương tiện PCCC cho đội PCCC cơ sở theo quy định pháp luật.

- Không cử người tham gia đội PCCC cơ sở theo quy định pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp cơ sở không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các phương tiện PCCC cho đội PCCC cơ sở thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.

4. Đội PCCC cơ sở không sử dụng thành thạo phương tiện PCCC có bị phạt không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử lý vi phạm quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý đội PCCC cơ sở và chữa cháy chuyên ngành, theo đó:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với một trong các hành vi được nêu dưới đây:

- Cơ sở không đảm bảo về số lượng người trực PCCC theo quy định pháp luật.

- Không sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC được trang bị ở cơ sở.

Như vậy, theo quy định trên, nếu đội PCCC cơ sở không sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt từ 100.000 - 300.000 đồng.

Trên đây là những thông tin về Danh mục phương tiện PCCC trang bị cho đội PCCC cơ sở.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?