Cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC: 4 điều cần biết

Sau khi được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC mà có nhu cầu cấp lại thì cá nhân, cơ sở có nhu cầu phải gửi đơn đề nghị xin đổi, cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC đến cơ quan có thẩm quyền.

1. Mẫu đơn đề nghị xin đổi, cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC 2025

Mẫu đơn đề nghị xin đổi, cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC 2025
Mẫu đơn đề nghị xin đổi, cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC 2025

Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC được áp dụng theo Mẫu số PC24 - Văn bản đề nghị cấp lại Chứng nhận huấn luyện của Phụ lục IX được ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP.

Chi tiết mẫu đơn đề nghị xin đổi, cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC như sau:

Cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC

2. Ai phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, đối tượng phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC gồm có:

  • Người có chức danh chỉ huy chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10, bao gồm: Người đứng đầu cơ sở; trưởng thôn; chủ phương tiện giao thông cơ giới; người đứng đầu đơn vị kiểm lâm hoặc người được uỷ quyền; người đứng đầu cơ quan, tổ chức; Chủ tịch UBND cấp xã.

  • Thành viên của đội dân phòng và đội PCCC cơ sở.

  • Thành viên của đội PCCC chuyên ngành;

  • Người làm việc trong môi trường nguy hiểm về cháy nổ hoặc người thường xuyên phải tiếp xúc với hàng hoá có nguy hiểm về cháy nổ.

  • Người điều khiển phương tiện, người làm việc ở trên phương tiện giao thông cơ giới mà vận chuyển hành khách trên 29 chỗ và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển các hàng hoá có nguy hiểm về cháy nổ.

  • Người làm nhiệm vụ PCCC tại các cơ sở thuộc danh mục theo quy định tại Phụ lục IV được ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP như:

  • Phòng khám chuyên khoa, đa khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, nhà dưỡng lão, các cơ sở phòng chống dịch bệnh và các cơ sở y tế khác cao dưới 3 tầng có tổng khối tích dưới 1.000m3.

  • Trung tâm tổ chức sự kiện, hội nghị, nhà văn hoá dưới 3 tầng, có tổng khối tích các nhà hội nghị, sự kiện, văn hoá dưới 1.500m3; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, câu lạc bộ, vũ trường dưới 3 tầng, có tổng khối tích các khối nhà phục vụ cho kinh doanh dưới 1.000m3; vườn thú, công viên giải trí, thuỷ cung có khối tích dưới 1.500m3.

  • Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách và các cơ sở lưu trú, nhà trọ dưới 5 tầng, có tổng khối tích các khối nhà phục vụ cho việc lưu trú dưới 2.500m3.

  • Văn phòng làm việc, nhà sử dụng làm trụ sở dưới 5 tầng, khối tích dưới 1.500m3.

  • Thư viện, bảo tàng, nhà trưng bày, nhà triển lãm, nhà sách có khối tích dưới 1.500m3; cơ sở tôn giáo khối tích dưới 5.000m3.

  • Nhà của điểm phục vụ bưu chính, cơ sở viễn thông, cơ sở khai thác bưu gửi dưới 3 tầng có tổng khối tích các khối nhà dưới 1.600m3; trung tâm lưu trữ và quản lý dữ liệu, cơ sở truyền hình, phát thanh, cơ sở hoạt động in ấn, xuất bản có tổng khối tích dưới 1.000m3.

  • Cơ sở thể thao có khối tích dưới 1.500m3.

  • Cơ sở kinh doanh, sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới mà có diện tích kinh doanh cưới 300m2 và tổng khối tích dưới 1.500m3.

  • Bãi đỗ xe; Gara để xe có sức dưới dưới 10 xe ô tô.

  • Cửa hàng kinh doanh các chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đối mà có tổng lượng khí tồn chứa dưới 150kg.

  • Kho hàng hoá, vật tư cháy được tổng khối tích dưới 1.500m3; bãi chứa hàng hoá, vật tư cháy được dưới 1.000m2.

  • Nhà để ở kết hợp với sản xuất kinh doanh các hàng hoá dễ cháy nổ có diện tích sàn sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh dưới 300m2.

  • Thành viên của đội, đơn vị PCCC rừng.

Cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC
Thời hạn cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC? (Ảnh minh hoạ)

3. Thời hạn cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC là mấy ngày?

Thời hạn cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC là 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

(Căn cứ điểm d khoản 12 Điều 33 Nghị định Nghị định 136/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung tại điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP)

4. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC?

Căn cứ theo khoản 13 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung tại điểm c khoản 12 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC được quy định như sau:

  • Cục Cảnh sát PCCC&CNCH cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho: Cá nhân thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ sở thuộc tập đoàn kinh tế và tổng công ty.

  • Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an cấp tỉnh, huyện cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho: cá nhân thuộc đơn vị/cơ sở trên địa bàn quản lý và các cá nhân thường trú trên địa bàn quản lý.

Trên đây là những thông tin về 4 điều cần biết về cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC năm 2025.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?