Thủ tục mở ví điện tử từ 01/10/2024 thực hiện thế nào?

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư hướng dẫn thủ tục mở ví điện tử từ 01/10/2024. Vậy cụ thể như thế nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Thủ tục mở ví điện tử từ 01/10/2024 thực hiện thế nào?

Căn cứ Thông tư 40/2024/TT-NHNN, thủ tục mở ví điện tử từ 01/10/2024 như sau:

- Đối tượng được mở ví: Cá nhân, tổ chức có tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hànng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trừ tài khoản thanh toán chung.

- Hồ sơ mở ví điện tử:

  • Thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử
  • Tài liệu, thông tin, dữ liệu xác minh thông tin khách hàng: Thẻ Căn cước công dân (CCCD)/thẻ Căn cước/Căn cước điện tử (thông qua truy cập tài khoản định danh điện tử mức 02)/Chứng minh nhân dân (CMND)/giấy khai sinh nếu dưới 14 tuổi…

Trong đó, các tài liệu phải là bản chính/bản sao chứng thực/bản sao từ bản gốc/bản sao kèm bản chính để đối chiếu.

- Trình tự, thủ tục mở ví điện tử:

Bước 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử thu thập thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng

Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu khớp đúng Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước hoặc thông qua VNeID

Bước 3: Hiển thị cảnh báo cho khách hàng về các hành vi không được thực hiện khi mở và sử dụng ví điện tử

Bước 4: Cung cấp cho khách hàng nội dung thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử và xác nhận sự chấp thuận của khách hàng đối với thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử;

Bước 5: Thông báo cho khách hàng về một số thông tin gồm:

  • Số hiệu, tên ví điện tử,
  • Hạn mức giao dịch qua ví điện tử,
  • Hướng dẫn và yêu cầu khách hàng phải hoàn thành liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam/thẻ ghi nợ của chính khách hàng trước và trong suốt thời gian sử dụng ví điện tử.

Đặc biệt, khi mở ví điện tử online, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử đảm bảo thu thập thông tin sinh trắc học của chủ ví là khách hàng cá nhân.

Thủ tục mở ví điện tử từ 01/10/2024 thực hiện thế nào?
Thủ tục mở ví điện tử từ 01/10/2024 thực hiện thế nào? (Ảnh minh họa)

Hạn mức tối đa được chuyển tiền qua ví điện tử là bao nhiêu?

Hạn mức giao dịch qua ví điện tử trong đó có giao dịch chuyển tiền được quy định tại Điều 26 Thông tư 40/2024/TT-NHNN. Cụ thể:

1. Tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử (bao gồm giao dịch chuyển tiền và thanh toán theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 25 Thông tư này) tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong một tháng.

Theo đó, trong một tháng, tổng hạn mức của cả chuyển tiền và thanh toán (rút tiền khỏi ví về tài khoản ngân hàng, chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng khác, chuyển tiền đến ví điện tử khác cùng loại hoặc khác loại, thanh toán dịch vụ, hàng hóa, nộp lệ phí, phí… là tối đa 100 triệu Việt Nam đồng.

Tuy nhiên, hạn mức này không áp dụng với các đối tượng sau đây:

  • Đã ký hợp đồng/thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử
  • Thanh toán online trên cổng dịch vụ công quốc gia, điện, nước, viễn thông, phí và giá và tiền dịch vụ giao thông, học phí, viện phí, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Theo đó, với các giao dịch liên quan đến ví điện tử (chuyển tiền giữa các ví điện tử, nạp tiền, rút tiền), căn cứ Phụ lục tại Quyết định 2345/QĐ-NHNN, khách hàng sẽ phải sử dụng các biện pháp xác thực:

Giao dịch

Giao dịch

Loại B

Loại C

Loại D

Điều kiện

Giao dịch thỏa mãn các điều kiện:

(i) G ≤ 10 triệu VND.

(ii) G + Tksth ≤ 20 triệu VND.

- Trường hợp 1: Điều kiện:

(i) G ≤ 10 triệu VND.

(ii) G + Tksth > 20 triệu VND.

(iii) G + T ≤ 1,5 tỷ VND.

- Trường hợp 2: Điều kiện:

(i) G > 10 triệu VND.

(ii) G ≤ 500 triệu VND.

(iii) G + T ≤ 1,5 tỷ VND

- Trường hợp 1: Điều kiện:

(i) G ≤ 10 triệu VND.

(ii) G + Tksth > 20 triệu VND.

(iii) G + T > 1,5 tỷ VND.

- Trường hợp 2: Điều kiện:

(i) G > 10 triệu VND.

(ii) G ≤ 500 triệu VND.

(iii) G + T > 1,5 tỷ VND.

- Trường hợp 3: Điều kiện:

G > 500 triệu VND

Hình thức xác thực

- OTP gửi qua SMS/Voice/Email.

- Hoặc Thẻ ma trận OTP.

- Hoặc Soft OTP/Token OTP loại cơ bản.

- Hoặc biện pháp xác thực qua hai kênh.

- Hoặc xác thực sinh trắc học.

- Hoặc Soft OTP/Token OTP loại nâng cao.

- Hoặc theo chuẩn FIDO.

- Hoặc bằng chữ ký điện tử an toàn.

- Bằng xác thực sinh trắc học: (i) khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của (CCCD) hoặc (ii) hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử.

- Hoặc sinh trắc học khớp đúng được lưu trong cơ sở dữ liệu sinh trắc học đã thu thập và kiểm tra, khuyến khích kết hợp với phương thức xác thực OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP.

Bằng sinh trắc học: (i) khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ CCCD; (ii) hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử; (iii) hoặc khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu sinh trắc học đã thu thập và kiểm tra, kết hợp một trong các biện pháp xác thực sau:

- Soft OTP/Token OTP loại nâng cao.

- Hoặc theo chuẩn FIDO.

- Hoặc bằng chữ ký điện tử an toàn.

Trong đó:

G: Giá trị của giao dịch.

Tksth: Tổng giá trị các giao dịch loại A và loại B của từng nhóm loại hình giao dịch đã thực hiện của cví điện tử (không bao gồm giao dịch nạp tiền vào ví điện tử). Tksth của một tài khoản ngân hàng/ví điện tử được tính giá trị bằng 0 tại thời điểm đầu ngày hoặc ngay sau khi tài khoản ngân hàng/ví điện tử đó có phát sinh giao dịch trong ngày sử dụng biện pháp xác thực cho giao dịch loại C hoặc loại D.

T: Tổng giá trị các giao dịch của từng nhóm loại hình giao dịch đã thực hiện trong ngày (của một tài khoản ngân hàng (bao gồm giao dịch nạp tiền vào ví điện tử) hoặc một ví điện tử (không bao gồm giao dịch nạp tiền vào ví điện tử)).

Trên đây là: Thủ tục mở ví điện tử từ 01/10/2024 và các thông tin liên quan cần biết.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục