Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 3 điểm khác biệt cần nắm rõ

“Tình tiết định tội” và “tình tiết định khung” là những tình tiết có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội phạm và hình phạt cho tội phạm đó. Vậy tình tiết định tội và tình tiết định khung khác nhau như thế nào, có những điểm khác biệt nào cần phân biệt rõ?

1. Tình tiết định tội là gì? Tình tiết định khung là gì?

1.1 Tình tiết định tội

Tình tiết định tội là các tình tiết thể hiện trong cấu thành tội phạm cơ bản để mô tả một tội phạm cụ thể. Sự khác biệt giữa tội phạm này và tội phạm kia là được thể hiện rõ rệt bởi tình tiết định tội. Hay nói cách khác, tình tiết định tội là tình tiết xảy ra thực tế của vụ án và nó được sử dụng để xác định xem hành vi trong vụ án đó cấu thành tội phạm gì.

1.2 Tình tiết định khung

Tình tiết định khung chính là tình tiết, yếu tố nhằm xác định khung hình phạt được áp dụng. Tình tiết định khung hình phạt phần nào phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cao hơn hoặc giảm đi, được quy định ngay tại điều luật về tội phạm cụ thể

Những dấu hiệu định khung có thể là dấu hiệu thuộc về mặt khách quan như dấu hiệu mức độ hậu quả hoặc thuộc về mặt chủ quan như tính chất của động cơ hoặc thuộc về nhân thân như tái phạm, tái phạm nguy hiểm,...

Tình tiết định tội và tình tiết định khung
Phân biệt tình tiết định tội và tình tiết định khung (Ảnh minh họa)

2. So sánh điểm khác biệt giữa tình tiết định tội và tình tiết định khung

Tình tiết định tội

Tình tiết định khung

Số lượng

Mỗi một loại tội phạm sẽ chỉ có một tình tiết định tội nhất định là dấu hiệu để xác định tội danh, phân biệt tội phạm này với tội phạm khác

Có thể có một hoặc nhiều tình tiết định khung khác nhau, có thể là tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ,....phản ánh mức độ nguy hiểm của tội phạm.

Mục đích

Xác định tội danh của hành vi phạm tội

Xác định một khung hình phạt cụ thể phải áp dụng đối với hành vi phạm tội đã được định tội danh

Căn cứ xác định

Căn cứ vào các dấu hiệu định tội đặc trưng điển hình: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

Căn cứ vào tính chất của dấu hiệu định khung làm tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên hoặc giảm xuống; hoàn cảnh phạm tội; nhân thân người phạm tội,...

Như vậy, có thể thấy “tình tiết định tội” và “tình tiết định khung” là hai khái niệm pháp lý khác nhau có bản chất, ý nghĩa pháp lý khác nhau, đồng thời vai trò của chúng trong pháp luật hình sự cũng khác nhau. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Việc xác định tình tiết định tội chính xác sẽ giúp cho việc định tội và xác định khung hình phạt được chính xác. Xem xét mối quan hệ giữa hai tình tiết này có ý nghĩa quan trọng cho việc nhận thức đúng đắn và áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, công bằng và đúng pháp luật

3. Ví dụ tình tiết định tội và tình tiết định khung

3.1 Tình tiết định tội

Căn cứ Điều 329 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội mua dâm người dưới 18 tuổi như sau:

“Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, đối với tội mua dâm người dưới 18 tuổi, các tình tiết định tội được quy định như sau:

- Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là sức khỏe của người dưới 18 tuổi, truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống lành mạnh của dân tộc và trật tự công cộng.

- Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm gồm 01 hành vi duy nhất là hành vi mua dâm. Mua dâm là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.

- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm phải chủ thể đặc biệt, người bị buộc tội đối với hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi phải là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, nếu người dưới 18 tuổi sẽ không bị buộc tội đối với tội danh này.

- Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội mua dâm người chưa thành niên thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là người phạm tội biết rõ việc mình bỏ tiền hoặc lợi ích vật chất ra là để trả cho người bán dâm và được giao cấu với người bán dâm.

Như vậy, để xác định một cá nhân có phạm tội mua dâm người dưới 18 tuổi hay không thì phải căn cứ vào các tình tiết định tội nêu trên. Nếu hành vi của cá nhân có đầy đủ các dấu hiệu đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua dâm người dưới 18 tuổi.

Tình tiết định tội chính là những tình tiết để xác định hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức phạm tội gì. Mỗi loại tội phạm khác nhau sẽ có những tình tiết định tội khác nhau.

3.2 Tình tiết định khung

Cũng với hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi nêu trên quy định tại Điều 329 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định như sau:

“1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Mua dâm 02 lần trở lên;

b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.....”

Tại quy định của Khoản 2 Điều 329 Bộ luật Hình sự năm 2015 này thì tình tiết “mua dâm 2 lần trở lên” hay “gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” chính là những tình tiết định khung. Các tình tiết định khung thực chất cũng là dấu hiệu để cấu thành tội phạm nhưng nó thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi đối với xã hội, nó là dấu hiệu cấu thành nên sự tăng nặng hoặc giảm nhẹ cho hành vi phạm tội.

Nếu không có các dấu hiệu bổ sung được nêu như trên thì cá nhân phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại Khoản 1 Điều này chứ không phải khung phạt tù từ 03 năm đến 07 năm như ở khoản 2 Điều 329.

Trên đây là Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 03 điểm khác biệt cần nắm rõ. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ nhân thân sử dụng trong hầu hết các giao dịch, trong đó có giao dịch ngân hàng. Rất nhiều người cho rằng, không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản, quan điểm này có đúng không?

Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2024 như thế nào?

Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2024 như thế nào?

Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2024 như thế nào?

Biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn biến vô cùng phức tạp và gây ra những tác động không nhỏ đến với kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2024.

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định khung hình phạt đối với người có hành vi phạm tội. Vậy, cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Sức lao động là gì? Vì sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?

Sức lao động là gì? Vì sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?

Sức lao động là gì? Vì sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?

Trong bất kỳ xã hội nào, hàng hóa sức lao động vẫn được xem là điều kiện cơ bản cho mọi quá trình sản xuất. Vậy sức lao động là gì? Vì sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì?

Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì?

Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì?

Công dân có một số quyền nhất định đối với tài sản, trong đó bao gồm quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản. Vậy quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì? Được quy định như thế nào đối với pháp luật Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu về quyền này thông qua bài viết dưới đây!

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là gì?

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là gì?

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là gì?

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vậy hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin này.