Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên: Bao lâu 1 lần? Không khám có sao không?

Khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp người lao động phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe mà còn giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình, sắp xếp nhân sự vào vị trí phù hợp. Sau đây là các thông tin quan trọng liên quan đến việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên mà doanh nghiệp không được bỏ qua.


1. Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần?

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Trong đó, điểm b khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 cũng quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Cụ thể, khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định về việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động như sau:

1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Theo đó, thời gian tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên tại doanh nghiệp được thực hiện như sau:

- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi: Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần.

- Người lao động còn lại: Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 năm/lần.

Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ do người sử dụng lao động chi trả. Số tiền này sẽ được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

kham suc khoe dinh ky cho nhan vien


2. Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là khám những gì?

Căn cứ Thông tư 14/2013/TT-BYT, khi khám sức khỏe định kỳ, người lao động sẽ được khám các nội dung sau:

(1) Khám thể lực bao gồm đo chiều cao, cân nặng, huyết áp.

(2) Khám lâm sàng được diễn ra với các nội dung như sau:

- Khám nội khoa bao gồm: tuần hoàn, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh, cơ xương khớp, tâm thần.

- Khám mắt: Kiểm tra thị lực hai mắt, các bệnh về mắt.

- Khám tai - mũi - họng: Kiểm tra thính lực hai tai, thăm khám mũi, họng để phát hiện các bệnh lý liên quan.

- Khám răng - hàm - mặt: Giúp phát hiện sớm các bệnh về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu… và các bệnh vùng hàm, mặt.

- Khám da liễu: Phát hiện các rối loạn, bệnh lý về da như viêm da, dị ứng, nhiễm trùng da do vi-rút, vi khuẩn, nấm,...
- Khám phụ khoa (áp dụng với lao động nữ): Khám tầm soát các bệnh lý phụ khoa như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, viêm nhiễm sinh dục,...

(3) Khám cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, kiểm tra tim phổi…

Ngoài những nội dung trên, doanh nghiệp có thể xem xét mở rộng chuyên khoa khám bệnh và xét nghiệm để kiểm tra kỹ sức khỏa cho người lao động.


3. Không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên, doanh nghiệp có bị phạt?

Như đã đề cập, việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Nếu tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Theo quy định này, mức phạt đối với người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ phụ thuộc vào số lượng nhân viên không được khám sức khỏe định kỳ với phạt từ 01 - 03 triệu đồng/người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Lưu ý, đây là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với mức từ 02 - 06 triệu/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng (Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Trên đây là những thông tin đáng chú ý liên quan việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Video: Nghỉ việc cuối năm, mất thưởng tết vẫn được "bù" bằng 4 khoản tiền sau

Video: Nghỉ việc cuối năm, mất thưởng tết vẫn được

Video: Nghỉ việc cuối năm, mất thưởng tết vẫn được "bù" bằng 4 khoản tiền sau

Nhiều người lao động chọn cách chia tay doanh nghiệp vào lúc cận kề tết, điều đó đồng nghĩa với việc họ mất khoản tiền thưởng Tết mong đợi cả một năm. Tuy nhiên, quy định của Bộ luật Lao động chỉ rõ, người lao động vẫn có cơ hội nhận được một số khoản tiền.

Người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Khi vướng vào vụ án hình sự và bị cơ quan điều tra tạm giam, người lao động không thể trở lại doanh nghiệp để làm việc. Lúc này để tránh điều tiếng, đồng thời đảm bảo tiến độ công việc, doanh nghiệp có được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tạm giam không?