Khám bệnh nghề nghiệp có phải yêu cầu bắt buộc không?

Khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, việc khám bệnh nghề nghiệp có bắt buộc không? Các công ty phải tổ chức khám như thế nào để đảm bảo đúng quy định? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.


1. Khám bệnh nghề nghiệp có bắt buộc không?

Điểm b khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 nêu rõ, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và thực hiện đầy đủ chế độ đối với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.

Thêm vào đó, khoản 2 Điều 21 Luật này cũng quy định, khi khám sức khỏe theo định kỳ cho người lao động, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Do đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho những người lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp.

Cụ thể, những người lao động sau đây sẽ được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp:

- Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp.

- Người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tính cả người học nghề, tập nghề, người đã nghỉ hưu hoặc người đã chuyển công tác không còn làm việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ hưu, trợ cấp hằng tháng (căn cứ Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT).

- Người lao động không thuộc các trường hợp trên mà chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

Khám bệnh nghề nghiệp có bắt buộc không?
Khám bệnh nghề nghiệp có bắt buộc không? (Ảnh minh họa)

2. Khám bệnh nghề nghiệp 1 năm mấy lần?

Việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động được thực hiện từ 01 lần/năm đến 02 lần/năm, tùy đối tượng người lao động.

Thậm chí, số lần khám bệnh trong năm còn có thể nhiều hơn nếu nghi ngờ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do người sử dụng lao động hoặc người lao động chủ động đề nghị.

Cụ thể, thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động được quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT và Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:

- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Được khám bệnh nghề nghiệp 02 lần năm (Ít nhất 06 tháng/lần).

- Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp: Được khám bệnh nghề nghiệp 01 lần năm (Ít nhất 01 năm/lần).

- Người lao động không thuộc các trường hợp trên mà chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp: Được khám bệnh nghề nghiệp 01 lần năm (Ít nhất 01 năm/lần)

- Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động: Được khám bệnh nghề nghiệp với số lần không giới hạn theo đề nghị của doanh nghiệp hoặc người lao động.

Chi phí cho việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động chi trả. Khoản chi phí này được hạch toán vào các khoản được trừ để giảm bớt thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cho công ty (theo khoản 6 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động).

Số lần tổ chức khám bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu?
Số lần tổ chức khám bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

3. Không khám bệnh nghề nghiệp cho nhân viên, công ty có bị phạt?

Theo khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho nhân viên của mình.

Nếu không thực hiện nghĩa vụ này, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Căn cứ khoản 2 Điều 22 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị phạt như sau:

- Người sử dụng lao động là cá nhân: Bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng/người lao động bị không được khám bệnh nghề nghiệp nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

- Người sử dụng lao động là tổ chức: Bị phạt tiền từ 02 - 06 triệu đồng/người lao động bị không được khám bệnh nghề nghiệp nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Khám bệnh nghề nghiệp có bắt buộc không?” Nếu còn thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp chi tiết. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham khảo bài viết Khám bệnh nghề nghiệp gồm những gì?.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.