Quy định mới về thủ tục xuất, nhập khẩu gỗ từ 30/10/2020

Nhằm giảm thiểu tác động thiệt hại trước những rủi ro thương mại của ngành gỗ, ngày 01/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp. Nghị định có rất nhiều điểm mới trong việc quản lý gỗ xuất khẩu, nhập khẩu


Yêu cầu chung đối với gỗ nhập khẩu, xuất khẩu

Đối với gỗ nhập khẩu

Theo Điều 4 của Nghị định này, gỗ nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

- Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.

- Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

- Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro.

- Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu.

thủ tục xuất nhập khẩu gỗ

Thủ tục xuất nhập khẩu gỗ mới nhất theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP (Ảnh minh họa)


Đối với gỗ xuất khẩu

Tại Điều 8 của Nghị định, Chính phủ yêu cầu gỗ xuất khẩu phải đáp ứng các yêu cầu:

- Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.

- Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.

- Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.

- Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.


Hồ sơ gỗ nhập khẩu, gỗ xuất khẩu

Hướng dẫn về hồ sơ gỗ nhập khẩu, gỗ xuất khẩu được nêu tại Điều 7 và Điều 10 của Nghị định. Cụ thể:

Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai một trong các chứng từ sau:

- Đối với gỗ nhập khẩu: Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu; Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu hoặc Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu hoặc Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu.

- Đối với gỗ xuất khẩu: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES xuất khẩu hoặc Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT hoặc Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định cụ thể các tiêu chí phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Nhóm I và nhóm II; trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp, trách nhiệm của cơ quan phân loại doanh nghiệp...

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/2020 sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng giúp ngành gỗ đẩy mạnh xuất khẩu, nhập khẩu và khắc phục những rủi ro về nguồn gốc xuất xứ gỗ trong thời gian vừa qua.

Thu An

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?