Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chỉ còn được sử dụng đến hết năm 2022?

Đây là một trong hai phương án được Bộ Công an đề xuất tại dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi lần 5). Vậy cụ thể những quy định mới về việc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú tại dự thảo này được quy định thế nào?


Sẽ quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân?

Theo Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ, về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thì một số thủ tục liên quan đăng ký, quản lý cư trú thực hiện ở cấp huyện, xã đều được thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân:

- Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.

- Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.

Theo tinh thần này, dự thảo Luật Cư trú sửa đổi được ban hành theo hướng thay thế phương thức quản lý cư trú bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy bằng việc quản lý thông qua dữ liệu điện tử mà ở đây là mã số định danh cá nhân.

Cụ thể, khoản 3 Điều 31 dự thảo quy định:

- Nội dung thông báo về lưu trú gồm: Họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số CMND, số hộ chiếu, lý do lưu trú, địa chỉ lưu trú;

- Nội dung khai báo tạm vắng gồm: Họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu, lý do tạm vắng, thời gian tạm vắng, địa chỉ nơi đến.

Khoản 4 Điều 3 dự thảo khẳng định:

Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi.

Như vậy, dự thảo cũng bãi bỏ việc giải quyết các thủ liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú mà thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, về cư trú.

Kéo theo đó, có thể thấy, việc quản lý công dân bằng mã số định danh cũng đồng nghĩa với việc nhiều thủ tục hành chính liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cũng được bãi bỏ như: Cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; điều chỉnh thay đổi trong sổ tạm trú, cấp lại sổ hộ khẩu…

dự kiến xóa bỏ sổ hộ khẩu
Dự kiến xóa bỏ sổ hộ khẩu trên cả nước từ năm 2023? (Ảnh minh họa)


2 phương án sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú được đề xuất

Mặc dù dự thảo quy định sẽ quản lý công dân bằng mã số định danh nhưng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hiện nay vẫn được sử dụng trong rất nhiều thủ tục hành chính. Do đó, dự thảo cũng xây dựng 02 phương án về việc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú gồm:

- Phương án 1: Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022.

Đặc biệt: Khi thực hiện đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì sẽ thu hồi và không cấp mới, cấp lại 02 loại giấy tờ này mà điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

- Phương án 2: Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không có giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Các giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú vẫn giữ nguyên hiệu lực pháp luật.

Có thể thấy, dù chọn phương án 1 hoặc phương án 2 thì sắp tới đây, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ dần bị “loại bỏ”.

Người dân “dễ dàng” nhập khẩu Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hơn?

Hiện nay, để được đăng ký tại thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, công dân phải đáp ứng điều kiện riêng và thực hiện theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Cư trú sửa đổi năm 2013.

Tuy nhiên, những địa phương này là nơi tập trung nhiều người dân ở các tỉnh, thành khác. Và thực tế, nếu vẫn duy trì những điều kiện, thủ tục riêng sẽ khiến việc đăng ký thường trú, tạm trú của công dân gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc, học tập…

Do đó, nhận thấy tình hình thực tế như vậy, dự thảo Luật Cư trú lần này đã bỏ quy định về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương.

Nếu dự thảo lần này được thông qua thì việc đăng ký thường trú của công dân sẽ không có sự phân biệt, được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.

Theo đó, điều kiện đăng ký thường trú được nêu cụ thể tại Điều 21 dự thảo như sau:

- Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó;

- Công dân được đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý và thuộc trường hợp: Vợ về ở với chồng, con đẻ, con nuôi về ở với cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; Ông bà nội, ông bà ngoại về ở với cháu ruột…

- Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu được người cho thuê, mượn, ở nhờ đồng ý và đảm bảo diện tích nhà ở tối thiểu không dưới 08m2 sàn/người…

Trên đây là một số điểm mới của dự thảo Luật Cư trú sửa đổi so với quy định hiện nay. Đặc biệt nổi bật là quy định mới về việc dự kiến xóa bỏ sổ hộ khẩu trong thời gian tới và thay thế bằng số định danh cá nhân. Để tìm hiểu thêm về số định danh cá nhân, độc giả đọc thêm bài viết dưới đây:

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?