[Giải đáp] Quota là gì? Thủ tục xin quota xuất khẩu, nhập khẩu

Quota là gì? Quota là một công cụ quản lý quan trọng trong kinh doanh và sản xuất, giúp xác định và định hình các mục tiêu cụ thể, đồng thời hỗ trợ trong việc quản lý và tối ưu hóa các hoạt động của doanh nghiệp.

1. Quota là gì? Mục đích của quota

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đặc biệt là trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, việc thiết lập và quản lý Quota hạn ngạch có vai trò cực kỳ quan trọng.

1.1 Định nghĩa quota hạn ngạch

quota là gì
Quota là gì? (Ảnh minh hoạ)

Quota hạn ngạch là một biện pháp được chính phủ áp dụng nhằm để giới hạn về số lượng, khối lượng hoặc giá trị của các sản phẩm hàng hoá quan trọng đối với quốc gia. Mục đích của việc áp dụng quota này là để bảo vệ, hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước và duy trì sự ổn định của nền kinh tế.

Các sản phẩm như gạo, sản phẩm dệt may, đường,... là các sản phẩm bị áp dụng quota-hạn ngạch.

Việc áp dụng biện pháp quota là để nhà nước dễ dàng kiểm soát trữ lượng hàng hoá và duy trì được sự cân bằng giữa lượng hàng hóa được nhập khẩu trong nước và lượng hàng hoá được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

1.2 Mục đích

Mục đích chính của biện pháp quota là gì?

  • Kiểm soát thị trường: Kiểm soát và duy trì được sự cân bằng giữa lượng hàng hóa được nhập khẩu trong nước và lượng hàng hoá được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nhằm điều tiết, ổn định thị trường.

  • Bảo vệ doanh nghiệp sản xuất nội địa: Việc hạn chế hàng hoá nhập khẩu sẽ thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa, tạo ra sự ổn định và kiểm soát được giá cả thị trường, đồng thời giúp bảo vệ  lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước.

  • Đảm bảo cân bằng giữa  sản xuất và tiêu dùng: Bằng cách hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩu, sẽ duy trì được sự ổn định về giá cả trên thị trường và tối ưu được mức độ cân bằng của cung và cầu.

2. Các trường hợp áp dụng quota hạn ngạch

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu trong trường hợp sau:

Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu

1. Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ;

c) Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

2. Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

3. Các loại hình quota phổ biến

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có hai dạng chính của hạn ngạch được sử dụng phổ biến, đó là hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.

quota xuất khẩu và nhập khẩu
Quota xuất khẩu và quota nhập khẩu (Ảnh minh hoạ)

3.1 Quota (hạn ngạch) xuất khẩu

Quota hạn ngạch xuất khẩu (Export Quotas) là một biện pháp do chính phủ áp dụng nhằm giới hạn về khối lượng, số lượng, giá trị  hàng hóa được phép xuất khẩu ra khỏi thị trường lãnh thổ Việt Nam. Hạn ngạch xuất khẩu thường ít sử dụng hơn hạn ngạch nhập khẩu.

Bên cạnh đó, hạn ngạch xuất khẩu còn được thực hiện thông qua hai hình thức khác:

  • Quota hạn ngạch thuế quan (Tariff quota) là biện pháp nhà nước quy định để phân biệt mức thuế phải đóng dựa trên số lượng hàng nhập khẩu hay xuất khẩu.

  • Quota hạn hạn ngạch quốc tế (International quota) là quota sử dụng trong các hiệp hội ngành hàng. Nhằm mục đích duy trì sự ổn định giá thị trường quốc tế và bảo vệ lợi ích cho các thành viên trong hiệp hội.

Ưu điểm của sự hạn chế này là bảo vệ được các ngành công nghiệp trong nước, điều này  giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước duy trì được nguồn nguyên liệu hiện hữu để thực hiện các hoạt động sản xuất sản xuất.

Tuy nhiên, việc áp dụng hạn ngạch cũng mang đến nhiều rủi ro nhất định đối với các doanh nghiệp sản xuất nội địa. Khi họ không thể dự đoán chính xác được nguồn cung và cầu trên thị trường, điều này có thể khiến họ gặp phải tình huống sẽ hàng hóa bị dư thừa hoặc thiếu hụt.

3.2 Quota (hạn ngạch) nhập khẩu

Ngược lại với quota hạn ngạch trong xuất khẩu, thì quota hạn ngạch nhập khẩu (Import quota) được dùng để giới hạn số lượng, khối lượng, và giá trị của hàng hoá được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Quota nhập khẩu cũng có 02 hình thức:

  • Hạn ngạch tuyệt đối “Absolute Quota”: hạn ngạch quy định cụ thể số lượng, khối lượng, và giá trị hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch đã đăng ký trong một khoảng thời gian, và sau khi hoàn thành hạn ngạch này thì doanh nghiệp không thể nhập khẩu thêm hàng hoá sau thời điểm đó.

  • Hạn ngạch thuế suất “Tariff-rate Quota”: là cho phép nhập khẩu một lượng hàng hóa cụ thể với mức thuế suất giảm trong khoảng thời gian đang áp dụng hạn ngạch. Nếu lượng hàng nhập khẩu vượt quá giới hạn đã được quy định,thì số lượng hàng hóa vượt quá hạn ngạch đó sẽ chịu đánh mức thuế cao hơn.

Ưu điểm của quota hạn ngạch nhập khẩu là giúp bảo vệ và phát triển các ngành công nghiệp nội địa, kiểm soát và ổn định thị trường, và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Quota nhập khẩu thì mang về nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn là mang lợi nhuận về cho chính phủ.

4. Thủ tục xin quota theo hạn ngạch thuế quan xuất và nhập khẩu

Hồ sơ và quy trình cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 7 và khoản 4 điều 8 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

Thủ tục xin quota là gì
(Ảnh minh hoạ)

4.1 Đối với quota xuất khẩu

Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký quota hạn ngạch xuất khẩu thì cần  chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để gửi đến Bộ Công Thương (Cục xuất nhập khẩu). Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, cơ quan ngang Bộ, và các đơn vị liên quan khác có để đưa ra quyết định việc áp dụng quota-hạn ngạch hàng hóa đó cho doanh nghiệp.

Quy trình thực hiện như sau:

  1. Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp phép hạn ngạch xuất khẩu (bản chính).

  • Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (bản sao đóng mộc sao y bản chính).

  • Các giấy tờ pháp nhân của cá nhân đại diện pháp lý doanh nghiệp (bản sao).

  1. Nộp hồ sơ xin cấp phép: có 3 hình thức để doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ là:

  • Doanh nghiệp trực tiếp đi đến trực cơ quan có thẩm quyền cấp phép ( Bộ Công Thương) hoặc cơ quan ngang bộ để nộp hồ sơ xin cấp phép.

  • Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ xin cấp phép thông qua đường bưu điện.

  • Cuối cùng, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp hồ sơ xin cấp phép bằng hình thức nộp trực tuyến . Trường hợp này chỉ thực hiện được khi bộ và cơ quan ngang bộ có áp dụng hình thức nộp trực tuyến.

  1. Kiểm tra hồ sơ xin cấp phép: Cơ quan chức năng sẽ thực hiện việc kiểm tra và rà soát lại hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp. Quá trình này sẽ bao gồm việc kiểm tra thông tin danh mục hàng hoá, số lượng, giá trị xuất khẩu, và các giấy tờ liên quan khác.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, thông tin hồ sơ bị sai hoặc không đúng theo quy định, hoặc hồ sơ cần được bổ sung thêm ,thì cơ quan chức năng sẽ liên hệ lại doanh nghiệp để hoàn tất bổ sung lại hồ sơ xin cấp phép.

  1. Xem xét và cấp giấy phép xuất khẩu: Nếu hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp đầy đủ và hợp lệ đúng theo quy định của pháp luật, thì trong thời gian khoảng 10 ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương (Cục xuất nhập khẩu) sẽ đưa ra quyết định cấp phép hạn ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp giấy phép, Bộ Công Thương sẽ phản hồi lại thông tin cho doanh nghiệp thông qua văn bản và Bộ đồng thời cũng nêu rõ lý do vì sao doanh nghiệp không được cấp giấy phép.

4.2 Đối với quota nhập khẩu

Các doanh nghiệp cũng chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hàng hóa cần cấp phép nhập khẩu vào thị Việt Nam. Quy trình các bước thực hiện tương tự đối với quota xuất khẩu.

Hy vọng các thông tin đã đề cập trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được các thông tin quan trọng liên quan đến” quota là gì?” mà bạn đang tìm hiểu. Cũng như giúp bạn nắm rõ hơn quy trình thực hiện các thủ tục xin quota hạn ngạch xuất khẩu và quota hạn ngạch nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

5 quy định mới về cung cấp, khai thác thông tin nợ xấu trên CIC

5 quy định mới về cung cấp, khai thác thông tin nợ xấu trên CIC

5 quy định mới về cung cấp, khai thác thông tin nợ xấu trên CIC

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 15/2023/TT-NHNN với nhiều nội dung mới nổi bật liên quan đến việc cung cấp, khai thác thông tin trên CIC. Sau đây là 05 điểm mới tại Thông tư 15/2023/TT-NHNN về hoạt động thông tin tín dụng được áp dụng từ 01/01/2025.

Giá trần là gì? “Điểm mặt” những mặt hàng được quy định giá trần

Giá trần là gì? “Điểm mặt” những mặt hàng được quy định giá trần

Giá trần là gì? “Điểm mặt” những mặt hàng được quy định giá trần

Giá trần là một trong những công cụ của Nhà nước để can thiệp vào hoạt động của thị trường. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về giá trần là gì cũng như những mặt hàng nào được quy định giá trần hiện nay chưa. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!