Chính thức chốt không sáp nhập, hợp nhất sở, ngành

Trái với nhiều dự kiến trước đó, mới đây Chính phủ đã chính thức ban hành 02 Nghị định về các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện, trong đó không quy định về việc sáp nhập sở, ngành.

Vẫn tổ chức 17 Sở ở tỉnh, 10 Phòng ở huyện

Nghị định 107/2020 của Chính phủ vẫn giữ nguyên cơ cấu các Sở ở cấp tỉnh như tại Nghị định 24/2014 trước đây.

Cụ thể, có 17 Sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương, riêng chỉ có Sở Nội vụ, Sở Công Thương, Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân được điều chỉnh một số nội dung về chức năng, nhiệm vụ.

Về các Sở đặc thù, ngoài các Sở được quy định trước đây là Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch và Ban Dân tộc, Nghị định mới bổ sung thêm 01 Sở khác tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là Sở Quy hoạch và kiến trúc.

Tại Nghị định 108/2020, Chính phủ vẫn quy định tổ chức thống nhất 10 cơ quan chuyên môn ở cấp huyện như Nghị định 37/2014/NĐ-CP, chỉ điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Lao động Thương binh và xã hội…

Tóm lại, về cơ cấu sở ở cấp tỉnh và phòng ở cấp huyện, Nghị định 107 và Nghị định 108 không có những thay đổi mang tính đột phá mà nhìn chung vẫn giữ ổn định như quy định cũ. Theo đó, việc sáp nhập, hợp nhất một số sở ngành đang được thí điểm hiện nay ở các địa phương sẽ không còn được chính thức triển khai.

Tại Điều 2 Nghị định 107 và Điều 2 Nghị định 108, Chính phủ nhấn mạnh:

Các địa phương đã thực hiện thí điểm hợp nhất, sáp nhập các cơ quan chuyên môn theo Kết luận số 34-KL/TW ngày 07/8/2018 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, tổng kết việc thực hiện thí điểm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Chính thức chốt không sáp nhập, hợp nhất sở, ngànhChính thức chốt không sáp nhập sở ngành ở cấp tỉnh, huyện (Ảnh minh họa)


Không cố định số lượng Phó Giám đốc Sở, Phó Trưởng phòng

Một điểm mới đáng chú ý của Nghị định 107 và Nghị định 108 là không còn ấn định số lượng Phó Giám đốc Sở, Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên môn cấp huyện như quy định cũ.

Nghị định 107/2020 quy định bình quân mỗi sở có 03 Phó Giám đốc. Căn cứ số lượng sở được thành lập và tổng số lượng Phó Giám đốc, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng Phó Giám đốc của từng sở cho phù hợp. Riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, ngoài tổng số lượng Phó Giám đốc theo quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 Phó Giám đốc.

Trong khi đó, Nghị định 24/2014 quy định số lượng Phó Giám đốc sở không quá 03 người,các sở thuộc UBND Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không quá 04 người.

Với các cơ quan chuyên môn ở cấp huyện, Nghị định 108 cũng quy định bình quân mỗi phòng có 02 Phó Trưởng phòng. Căn cứ số lượng phòng chuyên môn được thành lập và tổng số lượng Phó Trưởng phòng, UBND cấp huyện quyết định cụ thể số lượng Phó Trưởng phòng của từng phòng chuyên môn cho phù hợp.

Trước đây, Nghị định 37/2014 quy định số lượng Phó trưởng phòng là không quá 03 người.

>> Mới: Từ 25/11/2020, các Sở có thể không thành lập Văn phòng

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?