Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn hơn 2 năm có sao không?

Có rất nhiều trường hợp người vi phạm không thực hiện nghĩa vụ nộp phạt đúng hạn, dẫn đến việc có nhiều tình trạng nộp trễ đến hơn 02 năm. Vậy nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn hơn 02 năm có sao không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn hơn 2 năm có sao không?

Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn hơn
Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn hơn 2 năm có sao không? (Ảnh minh họa)
 

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC, quá thời hạn 02 năm theo quy định mà người dân không nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định phạtcứ mỗi ngày chậm nộp thì người vi phạm giao thông sẽ phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Cụ thể, công thức tính tiền nộp phạt vi phạm trễ hạn hơn 02 năm như sau:

Số tiền chậm nộp = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)

Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, người dân khi bị xử phạt vi phạm giao thông buộc phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày (kể cả lễ, Tết) kể từ khi nhận quyết định.

(Trừ trường hợp quyết định xử phạt ghi thời hạn nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn ấy)

Theo đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức phải nộp phạt trực tiếp hoặc vào tài khoản Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

Trường hợp thấy quyết định xử phạt không phù hợp và muốn khiếu nại, cá nhân, tổ chức vẫn buộc phải nộp phạt rồi mới được khiếu nại.

* Lưu ý: 02 trường hợp không phải tính tiền chậm nộp phạt vi phạm giao thông gồm:

- Đang trong thời gian được hoãn thi hành quyết định xử phạt hành chính.

- Đang trong thời gian xem xét, quyết định giảm/miễn phần còn lại hoặc cho phép được nộp phạt nhiều lần.

Kết luận:

- Thông thường, nếu vi phạm giao thông mà nộp phạt trễ hạn 02 năm mà không thuộc trường hợp kéo dài thời hạn thực hiện việc nộp phạt thì người vi phạm sẽ bị cưỡng chế nộp phạt kèm theo phải nộp thêm 0.05% tổng số tiền phạt chưa nộp/ngày nộp chậm.

- Trường hợp trong quyết định xử phạt ghi thời hạn nhiều hơn 10 ngày: thực hiện theo thời hạn đó.

2. Trường hợp nào được hoãn nộp phạt giao thông?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, các trường hợp sau khi đủ điều kiện sẽ được hoãn nộp phạt giao thông gồm:

(1) Đối với cá nhân

- Mức phạt: từ 02 triệu đồng trở lên.

- Đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi người đó cư trú hoặc nơi học tập, làm việc.

- Trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.

(2) Đối với tổ chức

- Mức phạt: từ 100 triệu đồng trở lên.

- Tổ chức đang gặp khó khăn đột xuất hoặc đặc biệt về kinh tế do hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, dịch bệnh có xác nhận của UBND xã; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, công nghệ cao, khu kinh tế; cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc của cơ quan cấp trên trực tiếp.

3. Có được nộp phạt vi phạm giao thông theo hình thức trả góp?

Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn hơn
Có được nộp phạt vi phạm giao thông qua trả góp? (Ảnh minh họa)
 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020, thủ tục nộp tiền phạt vi phạm giao thông như sau:

3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.

Dẫn chiếu quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020, việc nộp phạt nhiều lần chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:

- Bị phạt từ 15 triệu đồng trở lên với cá nhân; 150 triệu đồng trở lên với tổ chức.

- Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị xin nộp phạt thành nhiều lần có xác nhận của:

  • UBND xã nơi cư trú/cơ quan, tổ chức nơi học tập, làm việc xác nhận đang khó khăn đặc biệt về kinh tế: Đối với cá nhân.

  • UBND xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, công nghệ cao, khu kinh tế; cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc của cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn: Đối với tổ chức.

Như vậy, chỉ trong trường hợp đáp ứng đủ điều kiện quy định trên. Theo đó, người dân phải chuẩn bị đơn đề nghị được nộp phạt nhiều lần, có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về việc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế.

4. Quá hạn nộp phạt, có lấy lại được xe và bằng lái?

(1) Đối với xe

Khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm vẫn không thi hành quyết định xử phạt thì trong 05 ngày làm việc kể từ khi hết hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ sẽ chuyển xe của người vi phạm cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt:

  • Kê biên
  • Bán đấu giá xe

(Theo điểm c khoản 1 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012)

(2) Đối với Giấy phép lái xe

Nếu người vi phạm không tới nhận và không có lý do chính đáng thì trong 10 ngày làm việc kể từ khi hết hạn tạm giữ/hết thời hiệu thi hành xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ sẽ chuyển Giấy phép cho cơ quan cấp bằng lái thực hiện thu hồi và sẽ thông báo cho người vi phạm.

Thời hạn tạm giữ bằng lái thông thường là 07 ngày/30 ngày/60 ngày mức độ phức tạp của vụ việc.

Như vậy, quá hạn nộp phạt nhưng vẫn trong thời gian tạm giữ thì người vi phạm vẫn được nhận lại Giấy phép lái xe sau khi nộp đủ tiền phạt (và nộp thêm 0,05% số tiền chậm nộp phạt).

Nhưng nếu quá hạn tạm giữ, bằng lái sẽ bị thu hồi, người dân sẽ không thể lấy lại giấy tờ xe.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về vấn đề nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn hơn 02 năm có sao không?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025

Hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025

Hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 41/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025.

Biển số xe tứ quý còn được sử dụng từ 01/01/2025?

Biển số xe tứ quý còn được sử dụng từ 01/01/2025?

Biển số xe tứ quý còn được sử dụng từ 01/01/2025?

Vừa qua, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 79/2024/TT-BCA với quy định đáng chú ý về việc biển số xe máy, ôtô sẽ có 05 số kể từ 01/01/2025 - thời điểm Thông tư có hiệu lực. Vậy với các biển số xe tứ quý có còn được sử dụng từ 01/01/2025 không hay thuộc trường hợp sẽ bị thu hồi?

Thêm trường hợp nào xe máy "kẹp 3" mà không bị phạt? (Đề xuất)

Thêm trường hợp nào xe máy

Thêm trường hợp nào xe máy "kẹp 3" mà không bị phạt? (Đề xuất)

Hiện nay theo Luật giao thông đường bộ hiện hành, người tham gia giao thông không được quyền “kẹp 3” trừ một trong 03 trường hợp được quy định tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008. Tuy nhiên mới đây, Bộ Công an đang lấy ý kiến đề xuất trường hợp xe máy được kẹp 3 từ 01/7/2024 sắp tới. 

Số giấy phép lái xe là gì? Ý nghĩa của số giấy phép lái xe

Số giấy phép lái xe là gì? Ý nghĩa của số giấy phép lái xe

Số giấy phép lái xe là gì? Ý nghĩa của số giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe được xem là một trong những giấy tờ quan trọng, bất ly thân của tài xế khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về số của giấy phép lái xe cũng như ý nghĩa của nó. Vậy số giấy phép lái xe là gì? Ý nghĩa của số giấy phép lái xe là gì?